VSA đánh giá, thị trường bất động sản trì trệ cùng với hệ thống ngân hàng siết chặt tín dụng nên nhu cầu sử dụng thép xây dựng còn ở mức thấp so với kỳ vọng vào mùa xây dựng sau Tết.
Giá thép trên sàn giao dịch Thượng Hải tiếp tục tăng
Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) đã thông báo rằng vào đầu tháng 3/2023, tổng sản lượng thép thô trung bình hàng ngày của các doanh nghiệp thép lớn và vừa ở Trung Quốc - tất cả các thành viên CISA - đạt tổng cộng 2,1517 triệu tấn, giảm 3,08% so với cuối tháng 2/2023.
Mức tồn kho tại thị trường thép Trung Quốc tăng trong khoảng thời gian nhất định. Tính đến ngày 10/3, lượng thép tồn kho thành phẩm của các doanh nghiệp thép lớn và vừa ở Trung Quốc lên tới 17,7041 triệu tấn, tăng 1,63% so với ngày 28/2.
Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 25 nhân dân tệ lên mức 4.376 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 16 nhân dân tệ, lên mức 4.272 nhân dân tệ/tấn.
Mức tiêu thụ thép trong nước thấp hơn so với dự kiến
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 2, sản xuất thép thô trong nước đạt hơn 1,541 triệu tấn, tăng 13,5% so với tháng trước, nhưng giảm 16% so với cùng kỳ năm 2022. Tiêu thụ thép thô đạt 1,656 triệu tấn, tăng 13,3% so với tháng trước, nhưng giảm 6,9% so với tháng 2/2022. Xuất khẩu thép thô đạt 150.700 tấn, gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2022.
Tính chung 2 tháng đầu năm, sản xuất thép thô đạt 2,899 triệu tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm 2022. Tiêu thụ đạt 3,118 triệu tấn, giảm 10%. Xuất khẩu thép thô đạt 13% so với cùng kỳ năm 2022 với sản lượng xuất khẩu là 312.000 tấn.
Dữ liệu của Hiệp hội Thép Thế giới cho thấy, các yếu tố không thuận lợi đã khiến sản lượng thép thô toàn cầu giảm 4,3%, xuống còn 1,83 tỷ tấn trong năm 2022. Hầu hết các hoạt động sản xuất bị đình trệ khó có thể quay trở lại vào năm 2023. Vì vậy, cán cân cung - cầu hiện tại sẽ không thay đổi nhiều và có thể tiếp tục kéo dài sang nửa cuối năm.
Đáng chú ý, Hòa Phát là nhà sản xuất thép xây dựng với 599.841 tấn, chiếm 33,81% thị phần; xếp sau là VNSteel sản xuất 266.168 tấn, chiếm 12,92% thị phần. Tiếp theo là Formosa Hà Tĩnh, Việt Đức, POSCO Yamato Vina,…
Thép cuộn cán nóng (HRC): Trong tháng 2, sản xuất HRC đạt 546.795 tấn, tăng 21,25% so với tháng 1/2023, nhưng giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng đạt 530.304 tấn, tăng 42,67% so với tháng trước, nhưng giảm 9,7% so với cùng kỳ 2022.
Tính chung 2 tháng đầu năm, sản xuất HRC đạt 997.000 tấn, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng đạt 901.000 tấn, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 382.000 tấn.
Đối với thép thành phẩm các loại cũng ghi nhận sản xuất 2,35 triệu tấn, tăng 21,91% so với tháng 1/2023, nhưng giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2022. Bán hàng thép các loại đạt 2,08 triệu tấn, tăng 18,13% so với tháng trước, nhưng giảm 19% so với cùng kỳ.
Với thép xây dựng, sản lượng sản xuất tháng 2 đạt 947.429 tấn, tăng 8,17% so với tháng trước, nhưng giảm 10,7% so với tháng 2/2022. Bán hàng đạt 892.403 tấn, tăng 5,7% so với tháng trước, nhưng giảm 24,3% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu thép xây dựng đạt 114.537 tấn, chỉ bằng 68,1% so với tháng 2.
Các thị trường cung cấp thép lớn nhất cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc (32,51%); Nhật Bản (15,32%); Hàn Quốc (13,39%),..
Trong khi đó, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 672.000 tấn thép, giảm 18,24% so với tháng 12/2022 và giảm 17,53% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt gần 457 triệu USD, giảm 21,75% so với tháng trước và giảm 49,02% so với cùng kỳ năm 2022.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: khu vực ASEAN (36,22%); khu vực EU (18,37%); Hoa Kỳ (10,57%), Hàn Quốc (6,8%),…
VSA đánh giá, thị trường bất động sản trì trệ cùng với hệ thống ngân hàng siết chặt tín dụng nên sử dụng thép xây dựng ở mức thấp so với kỳ vọng vào mùa xây dựng sau Tết.
Công trình triển lãm Top 10 thế giới của Vingroup đã tiêu thụ 10.000 tấn thép Hòa Phát
Hòa Phát (HPG) cung cấp 10.000 tấn ống thép cho 'siêu dự án' lớn nhất Đông Nam Á của Vingroup