Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ yếu, giá nguyên vật liệu tăng, các nhà máy trong nước phải tăng giá bán sản phẩm nhiều lần để bù lại giá thành sản xuất và giảm lỗ.
Giá thép trên Sàn giao dịch Thượng Hải giao tháng 5/2023 giảm thêm 42 nhân dân tệ, ghi nhận mức 4.165 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát lúc 9h30' ngày 22/3.
Công ty sản xuất thép Tokyo Steel sẽ tăng giá một số sản phẩm lên tới 3% trong tháng 4 để phản ánh nguồn cung khan hiếm, nhà sản xuất thép lò điện hồ quang hàng đầu của Nhật Bản đã tăng giá thanh thép của mình vào tháng 3.
Công ty cho biết trong một tuyên bố, dự báo điều kiện thị trường thép sẽ cải thiện hơn nữa: “Nhu cầu xây dựng rất mạnh, được hỗ trợ bởi các dự án tái phát triển, công trình bán dẫn và cơ sở hậu cần quy mô lớn."
Giá thép trong nước chịu áp lực đầu vào, loạt thương hiệu lớn điều chỉnh tăng từ 100 - 150.000 đồng, nâng giá thép cao nhất lên 17,6 triệu đồng một tấn trong khi tiêu thụ giảm mạnh.
Cụ thể, từ 21/3, Hòa Phát nâng giá thép thanh vằn D10 CB300 thêm 150.000 đồng, lên 15,99 triệu đồng một tấn. Mức tăng tương tự cũng được các hãng thép Việt Ý, Việt Đức, Kyoei, Việt Mỹ áp dụng trong đợt này.
Riêng Thép Thái Nguyên tăng giá cả loại cuộn CB240 thêm 100.000 đồng lên 15,86 triệu đồng một tấn.
Pomina có giá cao hơn hẳn khi bán ra với giá 17,57 triệu đồng một tấn cho CB240 và 17,6 triệu đồng một tấn cho D10 CB300.
Thép Việt Sing miền Bắc, với thép thanh vằn D10 CB300, tăng 160 đồng/kg, lên mức 15.990 đồng/kg.
Thép Tung Ho miền Nam, điều chỉnh tăng 160 đồng/kg đối với thép thanh vằn D10 CB300. Mức giá của sản phẩm này hiện ở mức 15.940 đồng/kg.
Đối với thép phế liệu, trong những ngày đầu tháng 2/2023 có xu hướng điều chỉnh tăng. Giá thép phế liệu liệu giao dịch cảng Đông Á ngày 7/3/2023 giữ ở mức 448 USD/tấn, tăng 13 USD/tấn so với đầu tháng 2/2023.
Giá thép cuộn cán nóng (HRC) ngày 7/3/2023 ở mức 643 USD/tấn, CFR cảng Đông Á, tăng 24 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 2/2023.
Về nguyên nhân tăng giá thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết chủ yếu do giá nhập các loại nguyên liệu đầu vào sản xuất thép như than, thép phế, cuộn cán nóng... chưa có dấu hiệu dừng đà tăng.
Thêm lý do khiến giá vật liệu tăng do nguyên liệu khan hiếm khi nhiều nhà máy đã dừng sản xuất phôi ở một số lò từ năm trước.
Ngoài ra, các nhà máy phải trả đơn hàng đã ký từ trong năm, làm giá thép tăng cục bộ do nguồn cung ít. Nguyên liệu đầu vào tăng nhiều cũng khiến các nhà máy trong nước nâng giá bán để giảm lỗ.
Như vậy, sau 6 đợt điều chỉnh liên tiếp từ đầu năm, mặt bằng giá thép hiện được đưa về giai đoạn tháng 7 - 8 năm ngoái. Mức này cao hơn rất nhiều so với trung bình 12,5 triệu đồng một tấn trước đợt tăng nóng kéo dài từ tháng 3 đến đầu tháng 5/2022.
Công trình triển lãm Top 10 thế giới của Vingroup đã tiêu thụ 10.000 tấn thép Hòa Phát
Hòa Phát (HPG) cung cấp 10.000 tấn ống thép cho 'siêu dự án' lớn nhất Đông Nam Á của Vingroup