Giá thép hôm nay 25/4: Giảm lần thứ 3 liên tiếp, nhà thầu xây dựng hưởng lợi

25-04-2023 10:11|Hoàng Long

Giá thép trong nước lao dốc và trở về mức cân bằng đang là tín hiệu tốt cho ngành xây dựng, áp lực tăng giá nhà cũng sẽ được giảm bớt phần nào.

Theo tính toán của Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), chi phí vật liệu xây dựng thường chiếm 60-70% (sắt thép, cát, xi măng, đá…) trong đó thép chiếm khoảng 20-25% chi phí xây dựng căn hộ chung cư và khoảng 30% chi phí xây dựng căn nhà liền kề.

Một số doanh nghiệp thép vừa thông báo giảm giá đối với sản phẩm thép thanh vằn D10 CB300 và thép cuộn CB240, kéo giá bán thép xây dựng trong nước về mức phổ biến 14-15 triệu đồng/tấn.

Đây đã là phiên giảm thứ 3 liên tiếp từ 8/4 đến nay sau khi thép trong nước đã có phiên tăng liên tiếp từ đầu năm.

Với việc giá thép quay đầu giảm mạnh thời gian gần đây, nhìn nhận chung về hoạt động của các nhà thầu xây dựng sẽ dễ thở hơn. Ngoài ra, giá thép giảm cũng phần nào sẽ thúc đẩy các công trình triển khai sớm và nhanh hơn.

Cụ thể, theo số liệu của Steel Online, so với lần điều chỉnh giảm vào ngày 12/4, giá thép cuộn CB240 của thương hiệu Thép Hòa Phát tại miền Bắc lần này được giảm thêm 200.000 đồng/tấn xuống còn 15 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 của Thép Hòa Phát tại miền Bắc giảm tiếp 150.000 đồng/tấn về mức 15,45 triệu đồng/tấn.

Tại miền Trung, Thép Hòa Phát cũng giảm lần lượt là 200.000 đồng/tấn và 130.000 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá 14,95 triệu đồng/tấn và 15,35 triệu đồng/tấn.

Hai sản phẩm thép trên của Thép Hòa Phát tại miền Nam cũng được giảm giá. Theo đó, thép cuộn CB240 giảm 170.000 đồng/tấn, xuống mức 15,05 triệu đồng/tấn; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 220.000 đồng/tấn, xuống mức giá 15,35 triệu đồng/tấn.

Tương tự, Thép Việt Ý tại miền Bắc cũng giảm 150.000 đồng/tấn với dòng thép thanh vằn D10 CB300, xuống mức giá 15,25 triệu đồng/tấn; thép cuộn CB240 được giảm 300.000 đồng/tấn, về mức giá 15 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu Thép Việt Đức tại miền Bắc cũng điều chỉnh giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 250.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, về mức giá 14,95 triệu đồng/tấn và 15,35 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Nhật tại miền Bắc cũng giảm 660.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và giảm 510.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300. Giá hiện nay của 2 loại thép trên là 14,92 triệu đồng/tấn và 15,12 triệu đồng/tấn.

Cùng xu hướng, Thép Kyoei tại miền Bắc giảm 300.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và giảm 410.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300. Sau khi giảm, giá hai sản phẩm trên còn lần lượt là 14,98 triệu đồng/tấn và 15,38 triệu đồng/tấn.

Thép Miền Nam cũng tiến hành giảm 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và giảm 610.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá của 2 loại thép trên còn 15,22 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn.

Hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 của Thép Việt Sing cũng được điều chỉnh giảm lần lượt 200.000 đồng/tấn và 150.000 đồng/tấn về mức giá 15,02 triệu đồng/tấn và 15,48 triệu đồng/tấn.

Đáng chú ý, thương hiệu Thép Pomina tại miền Trung giảm tới 1,12 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, xuống còn 15,81 triệu đồng/tấn và giảm 1,02 triệu đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, giá còn 15,86 triệu đồng/tấn.

Tại miền Nam, Thép Pomina vẫn giữ mức giá 16,37 đồng/tấn với dòng thép cuộn CB240 và 16,68 triệu đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300.

Qua 3 lần giảm, giá thép cuộn CB240 của Hòa Phát tại miền Bắc đã hạ 960.000 đồng/tấn, còn giá thép cuộn thanh vằn D10 CB300 của Hòa Phát tại miền Bắc giảm 540.000 đồng/tấn.

Siêu dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát (HPG) đón loạt tin vui

Sếp Hòa Phát: Chúng tôi hoàn toàn đủ năng lực cung cấp thép cho dự án đường sắt tốc đọ cao Bắc - Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/gia-thep-hom-nay-254-giam-lan-thu-3-lien-tiep-nha-thau-xay-dung-huong-loi-180201.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giá thép hôm nay 25/4: Giảm lần thứ 3 liên tiếp, nhà thầu xây dựng hưởng lợi
    POWERED BY ONECMS & INTECH