Giá xăng dầu hôm nay 14/3/2024 trên thị trường thế giới tăng lên nhờ nhu cầu khởi sắc. Còn giá xăng trong nước tại kỳ điều hành chiều nay được dự báo giảm nhẹ, giá dầu tăng.
Giá xăng dầu trong nước hôm nay 14/3/2024
Tại thị trường trong nước, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu vào chiều nay (14/3) sẽ được áp dụng theo mức giá mới.
>> Cơ hội hợp tác cùng doanh nghiệp thực phẩm Ý
Lãnh đạo một số doanh nghiệp xăng dầu cho biết, nếu cơ quan điều hành không sử dụng đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì giá xăng trong nước có thể giảm từ 20-40 đồng/lít hoặc có thể được giữ nguyên. Trong khi đó, giá dầu diesel có khả năng tăng 130 đồng/lít.
Trong trường hợp liên bộ Công Thương - Tài chính trích Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể giữ nguyên, thậm chí tăng.
Tại kỳ điều hành giá xăng dầu gần đây nhất (ngày 7/3), giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu (trừ dầu mazut) được liên bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh giảm.
Cụ thể, giá xăng E5 giảm 240 đồng/lít, giá bán là 22.510 đồng/lít. Giá xăng RON95 hạ 370 đồng/lít, giá bán xuống mức 23.550 đồng/lít.
Giá dầu diesel giảm 300 đồng/lít, giá bán còn 20.470 đồng/lít. Giá dầu hoả hạ 180 đồng/lít, giá bán về mức 20.600 đồng/lít.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 14/3/2024
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu hôm nay 14/3 tiếp đà tăng từ phiên trước. Giá dầu Brent hướng mốc 84 USD/thùng.
Trong phiên 13/3, giá xăng dầu quốc tế đảo chiều tăng mạnh sau khi giảm nhẹ vào phiên trước.
Theo dữ liệu từ Oilprice, lúc 21h15' ngày 13/3 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent được giao dịch ở mức 83,79 USD/thùng, tăng 1,87 USD, tương đương 2,28% so với phiên liền trước. Còn giá dầu WTI ở mức 79,66 USD/thùng, tăng 2,1 USD, tương đương 2,71% so với phiên liền trước.
Theo các chuyên gia, giá dầu đi lên do kỳ vọng nhu cầu toàn cầu tăng mạnh.
Báo cáo tuần của Viện Dầu khí Mỹ (API) cho thấy tồn kho dầu thương mại của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 8/3 bất ngờ giảm mạnh 5,5 triệu thùng, trái ngược với dự đoán tăng 1,3 triệu thùng của giới phân tích.
Tồn kho xăng và nhiên liệu chưng cất cũng ghi nhận mức giảm lần lượt 3,75 triệu thùng và 1,16 triệu thùng. Điều này cho thấy nhu cầu ở quốc gia tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới này tăng cao.
Trong khi đó, ngày 12/3, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) giữ nguyên dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024 và 1,85 triệu thùng/ngày vào năm 2025. Đồng thời, OPEC cũng nâng cao hơn nữa dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay với lý do còn nhiều cơ hội để cải thiện.
Về phía nguồn cung, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC trong năm nay 120.000 thùng/ngày, xuống mức 1,07 triệu thùng/ngày.
Nhiều nhà phân tích vẫn tin rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể bắt đầu hạ lãi suất vào mùa hè này, dù giá tiêu dùng của Mỹ tăng ổn định trong tháng 2 do chi phí xăng dầu và nhà ở tăng. Lãi suất thấp hỗ trợ cho nhu cầu dầu mỏ.
Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục hỗ trợ giá dầu.
Các đầu tư"> nhà đầu tư đang cảnh giác trước làn sóng tấn công mạnh mẽ bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào các nhà máy lọc dầu của Nga.
Cùng với đó, hy vọng về một lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas đã tan biến khi các cuộc đàm phán ở Cairo tiếp tục rơi vào bế tắc trong bối cảnh Israel và Hezbollah tiếp tục đọ súng.
Ngoài ra, sự gia tăng trong hoạt động lọc dầu của Mỹ có thể thắt chặt nguồn cung dầu thô toàn cầu. Điều này góp phần nâng đỡ giá dầu.
>> Đứng chờ 4 tiếng mệt mỏi để 'săn' hoa giá rẻ ngày 8/3
>> GSM ra mắt Xanh SM Platform - nền tảng công nghệ đa dịch vụ thuần điện
Giá xăng dầu tiếp tục giảm đồng loạt, về mức 20.520 đồng/lít
Giám đốc Xuyên Việt Oil rút quỹ Bình ổn giá xăng dầu để đầu tư bất động sản