Giải mã 'siêu' công nghệ của Trung Quốc khiến tàu cao tốc nhanh bậc nhất thế giới chạy 350km/h vẫn ‘êm như gió’
Tuyến tàu nhận được nhiều khen ngợi từ hành khách vì chạy với vận tốc 350km/h vẫn giữ được độ êm, mang đến sự thoải mái, tiện lợi.
Tàu cao tốc nhanh, hiện đại bậc nhất thế giới
Tàu CR400 Fuxing của Trung Quốc được đánh giá là tàu cao tốc chạy nhanh nhất thế giới khi đạt tốc độ thương mại 350km/h và tốc độ tối da trong thử nghiệm lên đến 420km/h. Với vận tốc này, hành trình 1.318km giữa Bắc Kinh và Thượng Hải được rút ngắn chỉ hơn 4 tiếng đồng hồ.
Tàu Fuxing (có nghĩa là trẻ hóa) là một trong những phương tiện giao thông hiện đại, tiên tiến bậc nhất Trung Quốc.
Fuxing được phát triển từ các thế hệ tàu cao tốc trước đây, dựa trên công nghệ nhập khẩu từ châu Âu và Nhật Bản. Tàu bao gồm 16 toa, sức chứa tối đa 1.200 hành khách. Đặc biệt, tàu được trang bị nhiều tiện nghi mới bao gồm hệ thống giải trí tại chỗ ngồi, màn hình kính thông minh, sạc không dây vô cùng tiện ích. Thậm chí, Fuxing còn có phiên bản thiết kế để phù hợp với điều kiện thời tiết và vận hành tự động.
Dù chạy với vận tốc rất nhanh nhưng hành khách khen ngợi bởi vẫn rất êm. Cách đây không lâu, hành khách đã thử nghiệm bằng cách đặt các đồ vật như điện thoại, chai nước, bút bi và đồng xu lên cửa sổ tàu. Thế nhưng, sau 24 phút đồng hồ, cả 4 đồ vật đều không hề bị đổ. Phải đến 24 phút 23 giây, đồng xu mới bị rơi. Thí nghiệm này khiến nhiều người kinh ngạc, thu hút hàng trăm nghìn lượt xem và được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội.
Tàu Fuxing được đưa vào sử dụng từ năm 2016, nằm rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố lớn Bắc Kinh và Thượng Hải. Đây là hai tỉnh thành sở hữu nhiều điểm đến du lịch nổi tiếng, hấp dẫn với đông đảo du khách nước ngoài nên việc khai thác tàu cao tốc Fuxing đã mang đến cho ngành du lịch điều kiện thuận lợi để phát triển.
Ngoài ra, tuyến tàu Fuxing cũng được triển khai ở tuyến Vũ Hán - Quảng Châu từ giữa tháng 6/2024.
Theo Xinghua, tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, cho biết tàu cao tốc CR450 là mẫu tàu cao tốc mới nhất, có thể hoạt động ở tốc độ 400km/h. Nguyên mẫu tàu siêu tốc sẽ được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp vào cuối năm 2024, đồng thời lưu ý rằng dự án cải tiến CR450 đang tiến triển rất tốt. Tàu CR450 sẽ nhanh hơn đáng kể so với tàu cao tốc CR400 Fuxing hiện đang hoạt động, với tốc độ 350 km/giờ.
Theo Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, so với CR400, CR450 nhẹ hơn 12%, tiêu thụ ít năng lượng hơn 20% và hiệu suất phanh được cải thiện 20%. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết dự án đổi mới CR450 có đổi mới công nghệ về cơ sở hạ tầng, bao gồm đường sắt cao tốc, cầu và đường hầm.
Trung Quốc đã xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân về phương tiện đi lại thuận tiện và thoải mái. Tổng chiều dài hoạt động của mạng lưới đường sắt cao tốc đã vượt quá 45.000km, với các chuyến tàu cao tốc Fuxing hoạt động trên 31 khu vực cấp tỉnh trên toàn quốc.
Giải mã công nghệ tàu siêu tốc của Trung Quốc
Theo SCMP, để đảm bảo cho tàu siêu tốc hoạt động, Trung Quốc đã đầu tư, đổi mới trong hệ thống đường sắt. Cụ thể, các tuyến đường sắt mới đều được xây dựng bởi robot thiết kế đặc biệt.
Việc xây dựng đường sắt vốn không hề đơn giản, có rất nhiều công đoạn đòi hỏi công sức, thời gian và khá nguy hiểm như đào đất, ủi đất, đặt đường ray... Ví dụ, đường sắt chạy qua dãy núi Sierra Nevada ở Mỹ cần hơn 10.000 công nhân xây dựng, rất tốn kém, nguy hiểm đối với con người.
Xây dựng đường sắt cao tốc lại càng khó khăn hơn. Quá trình này cần lấy điện và cáp treo, vận chuyển vật liệu tới nơi thi công, lắp đặt khung trụ và cột đỡ. Trong đó, việc lắp đặt khung trụ và cột đỡ rất nguy hiểm, đòi hỏi công nhân trình độ cao, chịu đựng được áp lực lớn.
Để giải quyết các vấn đề này, các kỹ sư đường sắt đã phát triển công nghệ tự động, sử dụng nền tảng quản lý dữ liệu kỹ thuật số và hệ thống thông minh để lưu trữ, lắp ráp sẵn, vận chuyển và xây dựng.
Với việc sử dụng robot, các kỹ sư không còn phải lo lắng khi xây dựng ở địa hình kém bằng phẳng, điều kiện thời tiết không thuận lợi vì robot làm việc cả ngày lẫn đêm không biết mệt mỏi, độ chính xác cao. Chưa kể, với sự hỗ trợ của AI, robot trở nên linh hoạt hơn, có thể di chuyển giữa các trạm làm việc, điều chỉnh và vặn chặt ốc vít, sau đó quay trở lại điểm mốc để chờ mệnh lệnh làm việc mới. Việc ứng dụng robot trong việc xây dựng đường cao tốc chứng minh máy móc có thể đảm nhiệm phần lớn công việc tốn sức lao động như xây dựng, đổ bê tông, hàn, sơn, lắp ráp đường ray...
Nguồn: Sohu, Xinghua
>>Sau 2 tháng khai trương, 'siêu' tàu cao tốc dừng khai khác tuyến TP.HCM - Côn Đảo vì 'ế' khách
Ngỡ ngàng với tàu cao tốc ở Trung Quốc, tốc độ gần 350km/h nhưng đồng xu vẫn đứng yên
Sau 2 tháng khai trương, 'siêu' tàu cao tốc dừng khai khác tuyến TP.HCM - Côn Đảo vì 'ế' khách