Giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?

09-07-2023 14:00|Nguyễn Giang

Trong khi ngành thép trong nước đang chịu cảnh thua lỗ “kỷ lục” thì lượng thép nhập khẩu vào Việt nam vẫn ở mức cao, hưởng thuế 0% và không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ thương mại nào…

hihihihihi

Sức ép từ thép nhập

Theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong 5 tháng đầu năm 2023, lượng nhập các sản phẩm thép vào Việt Nam đạt hơn 5,06 triệu tấn; trong đó lượng nhập khẩu thép từ Trung Quốc đạt hơn 2,65 triệu tấn, chiếm hơn 52% tổng sản lượng thép nhập khẩu từ tất cả các quốc gia vào Việt Nam. Đặc biệt trong tháng 3/2023, lượng nhập thép từ Trung Quốc tăng 146% so với tháng 3/2022.

Nhiều chuyên gia nhận định việc nhập khẩu tràn lan có thể khiến ngành thép trong nước mất cơ hội việc làm cho khoảng 40.000 lao động; phải chi ra hàng tỷ USD để nhập khẩu mỗi năm, trong khi hàng trong nước không bán được, doanh nghiệp thua lỗ.

Theo chia sẻ của đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam, giá sản phẩm thép Trung Quốc thấp hơn so với các nước xuất khẩu khác, cộng với các nhà sản xuất thép nước này chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài do nhu cầu trong nước thấp. "Người bán muốn bán" và "người mua muốn mua" nên tỷ lệ xuất khẩu thép từ Trung Quốc tăng cao.

Thép Trung Quốc chủ yếu được xuất khẩu sang các khu vực không có rào cản thương mại, bao gồm Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Á, Trung Mỹ. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Trung Quốc, trong tháng 1/2023 đến tháng 5/2023, các công ty thép Trung Quốc đã tăng xuất khẩu sản phẩm thép thêm 40,9% so với cùng kỳ năm 2022 - lên 36,37 triệu tấn.

Xuất khẩu thép của nước này trong tháng 5/2023 đạt 8,4 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 9/2016. Tính chung 5 tháng đầu năm nay, lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh 41% so với cùng kỳ năm.

Theo một chuyên gia ngành thép, thị trường bất động sản Trung Quốc chưa có dấu hiệu phục hồi, số nhà xây mới liên tục sụt giảm nên xuất khẩu thép tiếp tục là một phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản lượng dư thừa ở Trung Quốc.

Các chuyên gia dự đoán xuất khẩu thép của nước này sẽ tiếp tục ở mức cao trong thời gian tới. Điều này được cho là sẽ gây sức ép đối với ngành thép Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, chuyên gia ngành thép, ông Nguyễn Văn Sưa nhận định, việc thiết lập rào cản thương mại và hàng rào kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. Bởi đây là công cụ ngoài việc giúp sức cho sản xuất trong nước, nâng chất lượng sản phẩm cũng khiến Việt Nam nhận được nhiều lợi thế trong tương lai khi xuất khẩu.

“Gia nhập nhiều FTA, đồng nghĩa áp lực cạnh tranh gia tăng không chỉ với các sản phẩm xuất khẩu mà ngay đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu thụ nội địa. Nguy cơ hàng giả, hàng nhái, hàng đội lốt “hàng Việt Nam” để lẩn tránh quy tắc xuất xứ và thu lợi từ các FTA, lẩn tránh các biện pháp áp thuế đang gia tăng. Điều này đem lại nhiều rủi ro khiến Việt Nam có thể rơi vào “bẫy” bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như áp thuế chống phá giá, nếu thiếu các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát tình hình”, ông Sưa nói.

hihihihi

Cần thiết lập hàng rào kỹ thuật

Một số doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng, với hàng rào kỹ thuật của các quốc gia trên thế giới đang áp dụng thì sản phẩm nhập khẩu vào các quốc gia đó, bất kỳ là sản phẩm nào, có gây mất an toàn hay không, nhà nhập khẩu phải tuân thủ rất nhiều thủ tục.

Có thể kể đến thủ tục tối thiểu là nhà nhập khẩu phải đăng ký chủng loại mặt hàng với cơ quan quản lý chuyên ngành và phải được cơ quan/tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu đánh giá thực tế sản xuất, chất lượng sản phẩm tại nhà máy sản xuất, cấp giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu. Bản chất hàng rào kỹ thuật này được lập ra với mục đích kiểm soát tuân thủ chất lượng của quốc gia tiếp nhận, điều tiết lượng hàng nhập khẩu, tránh đe dọa đến sản xuất trong nước.

Theo VSA, với một quốc gia đã cam kết thuế quan sâu rộng như Việt Nam thì điều này thật sự cần thiết. Chính phủ cần có chính sách quyết liệt để hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển, tăng sản xuất công nghiệp, sản phẩm hỗ trợ, tiến tới đa dạng hóa sản phẩm thay thế dần hàng nhập khẩu. Ngoài ra, phải trải qua quá trình kiểm tra nhà máy, kiểm tra sản phẩm hoặc kiểm tra dịch vụ theo các tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu. Mục đích nhằm ngăn chặn tình trạng hàng kém chất lượng tràn vào trong nước.

Hiện nay tại Việt Nam, các điều kiện nhập khẩu rất “lỏng lẻo”. Đơn cử, thép không nằm trong mặt hàng nhóm 2 gây mất an toàn theo TT 06/2020/TT-BKHCN nên không yêu cầu công bố hợp quy, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu. Thép nhập khẩu hiện nay đa phần thuế nhập khẩu là 0%, hàng hóa luồng xanh nên được miễn kiểm tra chi tiết về hồ sơ và hàng hóa.

Trước đây, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN, để được thông quan, thép nhập khẩu phải trải qua hai khâu kiểm tra: Kiểm định chất lượng tại tổ chức kiểm định được chỉ định. Sau đó, doanh nghiệp phải đem giấy kiểm định qua Chi cục Tiêu chuẩn-đo lường-chất lượng của Sở Khoa học và Công nghệ để được cấp thông báo kết quả đạt chất lượng. Tuy nhiên, ngày 21/9/2017, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 18/2017/TT-BCT bãi bỏ quy trình nhập khẩu thép. Do vậy, việc nhập khẩu các sản phẩm thép vào Việt Nam được nới lỏng và không có quy trình kiểm tra chất lượng như trước.

Do vậy, các doanh nghiệp, hiệp hội kiến nghị cần xem xét xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra các mặt hàng nói chung và thép nhập khẩu vào Việt Nam nói riêng, cần phải có Chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam cấp phép cho hàng hóa nhập khẩu Việt Nam. Ngoài ra, để hỗ trợ sản xuất trong nước trong bối cảnh thị trường khó khăn, có thể tăng cường điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp đối với sản phẩm thép. Đồng thời, các bộ, ngành tăng cường cảnh báo, dự báo xu thế thị trường hàng hóa, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển ổn định của sản xuất trong nước.

Một cổ phiếu ngành thép tăng trần 11 phiên liên tiếp dù vẫn kinh doanh thua lỗ

Tạo ra phương pháp sản xuất siêu nhanh 'hạ gục' các lò cao truyền thống, Trung Quốc khiến ngành thép thế giới dậy sóng

Theo diendandoanhnghiep.vn
https://diendandoanhnghiep.vn/giai-phap-nao-bao-ve-nganh-thep-trong-nuoc-247131.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giải pháp nào bảo vệ ngành thép trong nước?
    POWERED BY ONECMS & INTECH