Indonesia cấm bán hàng trên mạng xã hội, Lazada hưởng lợi lớn
Lazada nhận định lệnh cấm sẽ đem lại bối cảnh cạnh tranh tích cực, lành mạnh cho sự tăng trưởng lâu dài của ngành.
Lazada, sàn thương mại điện tử Đông Nam Á thuộc sở hữu của Alibaba, đang thu hút được nhiều sự chú ý của những người bán hàng bị ảnh hưởng bởi quy định thương mại điện tử mới nhất của Indonesia.
Giám đốc điều hành chi nhánh Lazada tại Indonesia James Chang cho biết, công ty đã miễn phí dịch vụ đối với tất cả người bán tại đây, thực hiện bán hàng trực tiếp trên Lazada.
“Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa bị ảnh hưởng bởi những thay đổi quy định gần đây, chúng tôi đang hỗ trợ họ bằng cách giới thiệu họ với Lazada”.
Trong những tuần gần đây, Indonesia đã trấn áp các nền tảng truyền thông xã hội hỗ trợ thương mại điện tử, như TikTok, nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
Mới đây, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhận định làn sóng nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài được cung cấp bởi các nền tảng trên đã góp phần làm giảm doanh số bán hàng của các doanh nghiệp trong nước.
Theo đó, Indonesia đã cấm mua hàng trên mạng xã hội và đặt ra thời hạn một tuần nhằm đưa TikTok trở thành một ứng dụng độc lập, không có bất kỳ tính năng thương mại điện tử nào hoặc phải đối mặt với việc đóng cửa.
Đáp lại, TikTok tại Indonesia khẳng định họ sẽ tuân thủ luật pháp địa phương và ngừng hỗ trợ mua hàng thương mại điện tử.
Giám đốc James Chang đánh giá những thay đổi quy định gần đây đã dẫn đến “một bối cảnh cạnh tranh tích cực, lành mạnh hơn cho sự phát triển lâu dài của ngành thương mại điện tử”.
Giám đốc điều hành chi nhánh Lazada tại Indonesia James Chang |
TikTok là mối đe dọa ngày một lớn đối với những các sàn thương mại điện tử như Lazada hay Sea Limited (công ty mẹ của Shopee).
Theo Momentum Works, Lazada là công ty lớn thứ ba ở Indonesia với thị phần 10%, xếp sau Shopee (36%) và Tokopedia của GoTo (35%). Indonesia là thị trường thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á vào năm ngoái, đóng góp 52% tổng khối lượng hàng hóa của khu vực, theo Momentum Works.
Theo quy định mới, Chính phủ Indonesia yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử trong nước phải áp dụng mức giá tối thiểu là 100 USD cho một số mặt hàng được mua trực tiếp từ nước ngoài. Tất cả các sản phẩm được cung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn địa phương.
Các nhà phân tích của Citigroup cho biết: “Trong trung và dài hạn, chúng tôi tin rằng Chính phủ tại đây sẽ tiếp tục bảo vệ các doanh nghiệp địa phương, bằng cách dựa vào các chính sách đang được thực hiện ở Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ”.
Đại diện của Lazada chia sẻ với CNBC rằng: “Các doanh nghiệp và người bán địa phương vẫn chiếm đa số” trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng hóa của họ cho những người mua hàng tại Indonesia.
Mạo danh sàn Amazon để lừa chiếm đoạt tài sản người dùng Việt Nam
Cuộc đua ‘đốt tiền’ giành thị phần của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam