Hà Nội chuẩn bị ‘bấm nút’ khởi công cây cầu gần 10.000 tỷ

02-04-2024 13:28|Phương Hà

Dự kiến, công trình dự kiến khởi công vào tháng 10/2024, hoàn thành sau 3 năm.

Theo quy hoạch, trong giai đoạn 2023-2025, TP. Hà Nội sẽ tập trung phát triển hạ tầng đô thị dọc hai bên bờ sông Hồng, trong đó sẽ khởi công xây dựng cầu Hồng Hà, thuộc dự án xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô.

Cầu Hồng Hà và đường dẫn dài 6km, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 9.800 tỷ đồng. Công trình dự kiến khởi công vào tháng 10/2024, hoàn thành sau 3 năm.

Theo quy hoạch, phía Bắc cây cầu nằm tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh; phía Nam tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Cầu giao cắt với đường Hồng Hà đoạn qua chùa Gia Lễ, nằm giữa Trường THCS Liên Hồng và thôn Bồng Lai.

Trước đó, theo dự án nghiên cứu tiền khả thi, cầu Hồng Hà rộng 17,5m (mặt cắt ngang) nhưng sau đó nâng lên 24,5m nhằm đảm bảo 4 làn xe cơ giới, mỗi bên bố trí một làn đường phục vụ xe máy, xe thô sơ.

Công trình khi hoàn thành giúp rút ngắn thời gian kết nối, tăng cường việc giao thương của phía Tây Hà Nội và các tỉnh tiếp giáp.

rev-ffffffff-785
Phối cảnh cầu Hồng Hà

Thị sát công trường dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô hồi đầu năm 2024, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng, để khai thác đường song hành Vành đai 4 cuối năm 2025, phải sớm xây cầu Hồng Hà, Mễ Sở vượt sông Hồng và cầu Hoài Thượng qua sông Đuống.

"Những cầu này thuộc dự án thành phần 3, dự kiến hoàn thành năm 2027. Như vậy, nếu làm xong đường song hành mà cầu chưa thông thì cũng không thể khai thác ngay" - Bí thư Thành uỷ Hà Nội nói và cho biết sẽ kiến nghị bộ ngành trung ương có hướng giải quyết sớm.

Dẫn tin từ báo Lao Động, thời điểm cuối tháng 3/2024, khu vực nằm trong phạm vi xây dựng cầu Hồng Hà thuộc địa phận xã Hồng Hà (Đan Phượng) và Văn Khê (Mê Linh) vẫn chưa giải phóng mặt bằng.

Theo UBND huyện Đan Phượng, một số hộ ở xã Hồng Hà có diện tích đất ở phải thu hồi lớn (từ trên 300-800m2), theo quy định hiện hành của thành phố, các hộ chỉ được giao đất tái định cư không vượt quá hạn mức giao đất ở mới, trong khi các hộ đề nghị bồi thường bằng diện tích đất ở tương ứng.

Những khó khăn này huyện Đan Phượng đang báo cáo thành phố có hướng tháo gỡ.

Còn tại xã Văn Khê (Mê Linh), có gần 200 hộ dân thuộc thôn Khê Ngoại 2 cũng chưa đồng thuận phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.

Vướng mắc ở chỗ, trước đây khi Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, lúc chưa sáp nhập vào Hà Nội, sổ đỏ của các hộ dân chỉ ghi nhận hạn mức đất ở cho mỗi hộ là 200m2, còn lại là đất vườn. Trải qua nhiều thế hệ, các hộ này đã chia tách cho các con xây dựng nhà ở.

Nếu không nằm trong quy hoạch xây dựng Vành đai 4, các hộ có thể chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất vườn thành đất ở như hiện trạng. Tuy nhiên, do vướng quy hoạch, người dân không được phép chuyển đổi.

Theo UBND huyện Mê Linh, đây là vướng mắc thuộc thẩm quyền của thành phố, chính quyền địa phương đã có báo cáo, đề xuất, xin ý kiến của UBND TP. Hà Nội xem xét, chỉ đạo tháo gỡ.

>> Tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam bất ngờ ‘bật đèn xanh’ gia hạn thời gian xây dựng cho hàng loạt dự án

Quận lớn nhất Việt Nam sẽ xây thêm cầu và hàng chục con đường tỉnh, đường sắt đô thị mới

TP. Hà Nội nói gì về vụ cây cầu 8.000 tỷ bắc qua sông Hồng bị nghi 'đạo nhái'?

Cầu dây văng lớn nhất TP. HCM sẽ khởi công trước ngày 30/4/2025?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ha-noi-chuan-bi-bam-nut-khoi-cong-cay-cau-gan-10000-ty-d119372.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hà Nội chuẩn bị ‘bấm nút’ khởi công cây cầu gần 10.000 tỷ
POWERED BY ONECMS & INTECH