Vĩ mô

Hà Nội muốn đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Phúc Lam 27/08/2024 - 16:35

Mới đây, 1.900 giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã khai giảng khóa đào tạo nâng chuẩn năng lực IELTS.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, chia sẻ rằng Hà Nội hiện đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành về năng lực ngoại ngữ của học sinh. Địa phương này đang dẫn đầu trong việc triển khai các giải pháp để tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ thứ hai trong các trường học. Khóa đào tạo nâng cao chuẩn IELTS cho 1.900 giáo viên ngoại ngữ vừa được khai giảng sẽ tạo ra một đội ngũ chất lượng, sẵn sàng chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm quý báu với các đồng nghiệp, góp phần nâng cao trình độ tiếng Anh toàn diện trong hệ thống giáo dục.

TS Vũ Thị Thanh Nhã, Trưởng khoa Tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhấn mạnh rằng khái niệm "Ngôn ngữ thứ hai trong trường học" không chỉ đơn thuần tạo ra môi trường sử dụng tiếng Anh tốt hơn mà còn nâng cao động lực học tập và ứng dụng thực tiễn của học sinh. Mục tiêu là giúp học sinh sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả cho học tập và công việc, không chỉ để thi qua môn mà để thực sự thành thạo và áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Ngày nay, tiếng Anh không chỉ là một môn học mà còn là một công cụ thiết yếu cho sự thành công trong sự nghiệp. Vai trò của tiếng Anh trong cuộc sống ngày càng trở nên quan trọng, vì đây là ngôn ngữ toàn cầu được sử dụng rộng rãi. Để không bị lạc hậu và mở rộng cơ hội, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là cực kỳ cần thiết.

Hà Nội muốn đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
Tiếng Anh có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống - Ảnh: Internet

Dù nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh và triển khai nhiều giải pháp, nhưng những khó khăn vẫn cứ chồng chất. Nhìn vào thực tế, trong kỳ thi tốt nghiệp 2024, hơn 906.500 thí sinh dự thi môn tiếng Anh, nhưng điểm trung bình chỉ đạt 5,51, với 42,7% bài thi dưới điểm trung bình. Tiếng Anh thường đứng ở cuối bảng so với các môn khác.

Kết quả này phản ánh rõ ràng sự hời hợt trong học tập môn tiếng Anh của nhiều học sinh và sự chênh lệch trong trình độ của giáo viên tại các trường. Sự cần thiết phải cải thiện chất lượng dạy và học tiếng Anh đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Tình trạng thiếu giáo viên đang trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giảng dạy, khi một giáo viên phải dạy lớp học với sĩ số quá đông. Khi lớp học quá đông, giáo viên khó có thể tương tác sâu với từng học sinh, điều này làm giảm hiệu quả học tập, đặc biệt với môn tiếng Anh, nơi kỹ năng giao tiếp và sự tương tác rất quan trọng. Lớp học đông đúc khiến giáo viên gặp khó khăn trong việc theo dõi và điều chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với năng lực của từng học sinh.

Bên cạnh đó, quy chế tính điểm thi cũng ảnh hưởng lớn đến sự chú trọng của phụ huynh và học sinh đối với tiếng Anh. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở Hà Nội chỉ nhân đôi điểm Ngữ văn và Toán, khiến phụ huynh thường tập trung đầu tư vào hai môn này, làm giảm sự quan tâm đến tiếng Anh.

Cùng với đó, thời gian của mỗi tiết học chỉ kéo dài 45 phút. Điều này rất khó để các thầy cô giáo ở rộng những kiến thức bài học ngoài chương trình sách giáo khoa, rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Điều đặc biệt quan trọng để người học có thể sử dụng thành tạo Tiếng Anh là thời gian rèn luyện thực tế. Tuy nhiên, thời gian của mỗi tiết học không cho phép giáo viên và học sinh làm điều này.

Vì vậy, để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT cần cân nhắc kỹ càng những giải pháp, chính sách cho phù hợp với thực trạng hiện nay. Cần có những chính sách và quy định cụ thể, nhằm xây dựng một lộ trình rõ ràng để đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng lực ngôn ngữ của học sinh mà còn chuẩn bị cho các em một nền tảng vững chắc để hội nhập quốc tế.

Hơn nữa, Việt Nam nên tích cực mở rộng hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế. Sự kết nối này sẽ không chỉ giúp chúng ta học hỏi các phương pháp giảng dạy tiên tiến mà còn tạo cơ hội nhận được sự hỗ trợ quý báu trong việc triển khai tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai trong các trường học. Với sự kết hợp này, chúng ta sẽ tiến gần hơn đến việc xây dựng một thế hệ học sinh toàn cầu, sẵn sàng đối mặt với những thách thức và cơ hội của thế kỷ 21.

>>Tại sao thiếu hụt giáo viên nhưng sinh viên sư phạm vẫn thất nghiệp?

Bộ GD-ĐT công bố đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hai phương án thi tốt nghiệp THPT: Thi ngày 21, 22/6 và 26, 27/6

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ha-noi-muon-dua-tieng-anh-thanh-ngon-ngu-thu-2-trong-truong-hoc-246819.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Hà Nội muốn đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học
POWERED BY ONECMS & INTECH