Hầm đường bộ dài nhất thế giới xuyên qua 3 ngọn núi, có nhà máy bên trong khiến người dân đi 24km cũng không lo ngạt

04-03-2024 00:10|Ngọc Trà

Đường hầm này không chỉ là niềm hãnh diện của người dân trong vùng mà còn khiến thế giới "trầm trồ" vì những công nghệ khó vượt qua.

Tháng 6 năm 1992, Quốc hội Na Uy quyết định xây dựng đường hầm dài nhất thế giới. Đoạn đường hầm dài 24,5km trải dài giữa Aurland và Laerdal trên đường cao tốc chính nối thủ đô Oslo với thành phố lớn nhất Bergen.

Đường hầm Laerdal là một phần quan trọng trong việc mở rộng tuyến đường bộ đáng tin cậy, không cần phà giữa hai thành phố lớn nhất Na Uy. Quyết định xây dựng đường hầm thay vì tân trang lại những con đường hiện có được đưa ra nhằm tránh những địa hình khó khăn, nguy cơ tai nạn cao cho người lưu thông. Từ góc độ môi trường, đường hầm được coi là một khoản đầu tư chính đáng để tránh phá hủy các phần cảnh quan thiên nhiên hoang sơ.

Empty
Đường hầm dài 24,5km đi qua 3 ngọn núi

Đường hầm này được hoàn thành vào năm 2000 sau 5 năm thi công và chưa có đường hầm bộ nào vượt qua được. Laerdal có chiều dài hơn 24,5km, dài nhất thế giới với mức phí xây dựng lên đến 163 triệu USD để xây dựng, tương đương 6,658 USD mỗi mét chiều dài.

Quá trình xây dựng đường hầm Laerdal

Các hoạt động trong quá trình xây dựng đường hầm Laerdal được chia thành bốn giai đoạn chính: khoan, nổ mìn, bốc xếp và vận chuyển, đào và tạo cảnh quan.

Hầm Laerdal được phân ra làm 4 khu, khoảng cách mỗi khu là 6km và được ngăn cách bởi 3 hang động núi lớn. Có 4 khu vực được mở rộng để cho phép xe khách và tàu hỏa quay đầu mà không cần phải lùi lại.

Empty
Bên trong đường hầm được trang bị hệ thống ánh sáng rực rỡ

Việc xử lý 2,5 triệu m3 đá đào từ đường hầm là một trong những thách thức lớn nhất trong quy hoạch đường hầm. Để tránh ảnh hưởng đếncảnh quan và sản xuất nông nghiệp ở thung lũng chính, Cục Đường bộ Công cộng Na Uy đã quyết định xây dựng một đường hầm khác dài 2,1km từ thung lũng phụ dẫn vào đường hầm. Tại đây, vật liệu khai quật được lấp vào đường hầm phụ và không gây ra bất kỳ nguy cơ chảy tràn nguy hiểm nào vào các dòng nước của Laerdal.

Sau đó, những kiến trúc sư cừ khôi đã cùng nhau kết hợp các ý tưởng của mình để giải quyết vấn đề không gian chật hẹp phía trong đường hầm dài nhất thế giới này.

>> Sắp mở rộng 5 tuyến cao tốc phân kỳ 2 làn xe

Vấn đề an toàn của lái xe khi đi trong một đường hầm dài như vậy được đặt lên hàng đầu và các kiến trúc sư đã tạo cho Laerdal những đường cong huyền ảo dưới ảnh đèn màu xanh nhằm thu hút sự chú ý của tài xế. Khi đi qua đường hầm Laerdal, bạn sẽ có cảm giác như đang trải nghiệm trong một quảng trường nghệ thuật ánh sáng.

Hệ thống đèn được điều chỉnh tự động theo thời gian và điều kiện ánh sáng bên ngoài, từ ánh sáng trắng được sử dụng trong đường hầm là sắc vàng tạo cho tài xế như ánh bình minh, màu xanh tạo cảm giác như cuộc phiêu lưu. Tất cả những điều này nhằm giúp cho tài xế tránh được cảm giác buồn ngủ trong suốt 20 phút di chuyển qua đường hầm.

Ngoài ra, mỗi làn đường đều được trang bị những dải rung lớn hướng về phía trung tâm để “đánh thức” các tài xế thiếu tập trung.

Đường hầm đầu tiên có nhà máy xử lý không khí riêng

Empty
Đường hầm có hệ thống lọc khí hiện đại giúp không khí luôn thông thoáng

Đặc biệt, đường hầm Laerdal đã đạt được thành công với việc thiết kế hệ thống thông gió hiện đại, đây là đường hầm đầu tiên có nhà máy xử lý không khí riêng. Nằm trong một hang động rộng 100m, cách Aurland 9,5km, nhà máy bao gồm hai quạt lớn và một bộ lọc tĩnh điện và carbon, tất cả đều có tác dụng loại bỏ bụi và nitơ dioxide, giúp duy trì không khí thoáng bên trong hầm ngay cả trong thời gian mật độ giao thông đông đúc.

Chất lượng không khí trong đường hầm được theo dõi liên tục và hệ thống làm sạch không khí sẽ tự động đi vào hoạt động khi có yêu cầu. Bộ lọc bụi tĩnh điện được tự động làm nguội để khử bụi định kỳ, trong khi chỉ cần bảo trì chất xúc tác lọc khí trong khoảng thời gian vài năm. Nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra trong hệ thống thông gió tạo ra lượng khói thải quá mức, đường hầm sẽ tự động bị đóng cửa không cho xe cộ qua lại.

Rất nhiều khoản đầu tư đã được đầu tư vào các biện pháp và thiết bị an toàn trong đường hầm Laerdal. Đường hầm này cũng có các hệ thống thoát hiểm và các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông trong trường hợp khẩn cấp.

>> Việt Nam sắp đón thêm tuyến đường nghìn tỷ nối liền hai tỉnh phía Nam

Huy động 900 công nhân, thực hiện 15.000 đợt khoan nổ, vận chuyển 4 triệu m3 đá để xây hầm cao tốc dưới biển sâu nhất thế giới với 14km nằm dưới lòng biển

Hầm đường bộ lớn thứ 4 Việt Nam: 1.500 nhân lực thi công 900 ngày đêm, sử dụng công nghệ đào hầm hiện đại bậc nhất thế giới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ham-duong-bo-dai-nhat-the-gioi-dat-mot-nha-may-ben-trong-khien-nguoi-dan-di-24km-cung-khong-lo-ngat-d117191.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hầm đường bộ dài nhất thế giới xuyên qua 3 ngọn núi, có nhà máy bên trong khiến người dân đi 24km cũng không lo ngạt
    POWERED BY ONECMS & INTECH