Hàng chục con sông đột ngột chuyển sang màu cam, các nhà khoa học nói gì?

31-05-2024 13:40|Quỳnh Vân

Thông thường, những dòng sông chảy qua bang Alaska có màu xanh trong suốt. Nhưng gần đây, nước sông lại có màu vàng gỉ sét, trở nên đục hoặc có màu cam.

Trong những năm gần đây, hàng chục con sông ở Alaska (Mỹ) đang dần đổi màu.

Các nhà nghiên cứu xác định có ít nhất 75 con sông và suối có màu vàng hoặc cam ở khu vực rặng núi Brooks của Alaska. Phần lớn những nguồn nước ô nhiễm này được phát hiện qua các cuộc khảo sát bằng máy bay trực thăng.

Hàng chục con sông đột ngột chuyển sang màu cam, các nhà khoa học nói gì?
Quang cảnh từ trên cao của sông Kutuk có màu rỉ sét ở Cổng Công viên Quốc gia Bắc Cực thuộc bang Alaska. Ảnh: Fortune

Theo Fortune, đây không phải là ô nhiễm (ít nhất là không phải từ bất kỳ nguồn chất thải nhân tạo nào). Sự đổi màu là do lớp băng vĩnh cửu tan ra, giải phóng các kim loại - bao gồm sắt, kẽm, đồng, niken và chì - ngấm vào sông.

Một nghiên cứu mới trên tạp chí Communications: Earth & Environment cho thấy biến đổi khí hậu đã khiến các kim loại này tràn vào nước trong 10 năm qua, dẫn đến độ pH thấp hơn và hàm lượng sunfat cao hơn.

Báo cáo cho biết, đất tự nhiên ở Bắc Cực chứa một lượng lớn carbon hữu cơ, chất dinh dưỡng, thủy ngân và các kim loại khác. Phần lớn trong số đó được lưu trữ ở vùng đất đóng băng lâu năm hoặc băng vĩnh cửu.

Nhiệt độ cao gây ra hiện tượng tan băng vĩnh cửu trên diện rộng, làm thay đổi và tạo ra các tuyến đường thủy văn mới, đồng thời làm lộ ra các khoáng chất bị khóa trong đất chảy vào sông.

Hàng chục con sông đột ngột chuyển sang màu cam, các nhà khoa học nói gì?
Khí hậu nóng lên là nguyên nhân khiến sông đổi màu. Ảnh: Fortune

Các nhà khoa học nhận định, hóa chất trong nước còn liên quan đến “sự sụt giảm nghiêm trọng” về số lượng cá trong các dòng suối và có thể có “những tác động đáng kể” đối với nguồn cung cấp nước uống ở vùng nông thôn Alaska. Thảm thực vật ven suối cũng bị nhuốm màu đen hoặc chết.

Nghiên cứu về sự biến đổi màu đã bắt đầu từ 7 năm trước và các nhà nghiên cứu cho hay họ sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, tập trung vào tác động đến môi trường và người dân của bang, cũng như xác định vị trí của các nguồn kim loại và khoáng sản bổ sung có thể làm tăng ô nhiễm.

Khí hậu ấm lên đang làm tăng nồng độ kim loại trong các con sông ở những nơi khác trên thế giới. Một nghiên cứu khác được công bố cách đây 1 tháng đã trình bày chi tiết về việc dãy núi Rocky của bang Colorado cũng chứng kiến những tác động tương tự khi khí hậu ấm lên.

>> Bí ẩn ngôi chùa tí hon 700 năm tuổi nằm giữa con sông dài nhất Trung Quốc nhưng không hề bị các trận đại hồng thuỷ nhấn chìm

Châu Âu đối mặt với ít nhất 36 rủi ro lớn về khí hậu và là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới

Thái Lan tạo mưa để chống hạn hán và ô nhiễm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hang-chuc-con-song-dot-ngot-chuyen-sang-mau-cam-cac-nha-khoa-hoc-noi-gi-236921.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hàng chục con sông đột ngột chuyển sang màu cam, các nhà khoa học nói gì?
    POWERED BY ONECMS & INTECH