Mua hàng trên mạng xã hội (mua hàng trực tuyến) không còn là điều quá xa lạ với người dùng internet tại Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, hình thức này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mua khi là bên “phải chịu” nếu có vấn đề xảy ra, không giống với việc mua bán trên các sàn thương mại điện tử phổ biến.
Cụ thể hơn, đối với sàn thương mại điện tử trong vai trò bên trung gian kết nối người bán – người mua, doanh nghiệp có đầy đủ bộ quy tắc ứng xử cũng như các biện pháp bảo vệ cần thiết cho cả đôi bên.
Trong đó, người mua sẽ được hưởng các quyền lợi cần thiết như có đối tác vận chuyển uy tín, có thể trả hàng nếu sản phẩm mua không đúng như cam kết của bên bán, dễ dàng theo dõi lộ trình đơn hàng nhờ hệ thống của sàn…
Ngược lại, cơ chế “shop” để kinh doanh trên mạng xã hội hiện nay đang có sự khác biệt. Những nền tảng truyền thông xã hội trên internet như Facebook, TikTok tận dụng tập người dùng hiện có để làm khách hàng từ đó làm cầu nối cho người mua và người bán gặp nhau.
Tuy nhiên, đây chỉ là nền tảng giao dịch trực tuyến và quá trình mua sắm diễn ra giữa người bán và người mua, không có sự tham gia của đơn vị giống vai trò sàn thương mại điện tử.
Trên một số hội nhóm trực tuyến, không ít người dùng than phiền khi trở thành nạn nhân của các giao dịch qua mạng xã hội như vậy.
Đáng chú ý, phản hồi tiêu cực đến từ cả bên bán lẫn bên mua. Trong khi người bán chủ yếu gặp tình trạng lượng hàng bị “bom” (người đặt mua không nhận hàng, không thanh toán khiến sản phẩm trả về), thì phía mua đối mặt nhiều vấn đề hơn.
Facebook gặp lỗi xuất hiện chuỗi ký tự lạ
Meta chi 10 tỷ USD xây dựng ‘đường cao tốc’ Internet dưới biển dài nhất thế giới