Hồ sơ VnDirect (VND) - những dấu ấn thăng trầm 17 năm cùng vị sếp kín tiếng Phạm Minh Hương
VnDirect (VND) - hành trình 17 năm với rất nhiều thăng trầm cùng vị sếp kín tiếng Phạm Minh Hương và hệ sinh thái IPA.
Những ngày vừa qua, thông tin Chứng khoán VnDirect (mã chứng khoán VND) lại một lần nữa biến động nhân sự khiến các nhà đầu tư càng thêm chú ý. Đặc biệt động thái thay đổi lãnh đạo 2 lần liên tiếp chỉ trong vòng mấy tháng bằng cách "không giống ai" là hoán đổi vị trí cho nhau càng khiến giới quan tâm tò mò. Với các nhà đầu tư, cái tên VnDirect gắn với bà Phạm Minh Hương đã trở nên quen thuộc suốt 17 năm nay.
CTCP Chứng khoán VnDirect thành lập tháng 11/2006, được UBCKNN cấp phép thành lập và hoạt đồng từ tháng 11/2006 với vồn điều lệ 50 tỷ đồng, do bà Phạm Minh Hương làm Chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Ngọc Thanh là giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Nửa năm sau ngày thành lập, VnDirect đã mở chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và trở thành công ty chứng khoán đầu tiên cung cấp giải pháp giao dịch chứng khoán trực tuyến toàn diện. Cũng trong năm 2007 VnDirect tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng.
Bước ngoặt đưa cổ phiếu lên niêm yết
Bước ngoặt lớn đầu tiên của VnDirect là việc đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể, năm 2010 VnDirect đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn chứng khoán. Thời điểm đó công ty có vốn điều lên 450 tỷ đồng với 3 cổ đông lớn.
VnDirect gây chú ý lúc đó khi cổ đông lớn nhất, có liên quan mật thiết tới lãnh đạo công ty là Tập đoàn đầu tư I.P.A (mã chứng khoán IPA) tiến hàng thoái bớt vốn ngay trước thềm VnDirect lên sàn.
Cụ thể, BCTC kiểm toán năm 2009 của VnDirect ghi nhận lúc đó vốn điều lệ VnDirect đạt 300 tỷ đồng, do CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA), mà đại diện là ông Vũ Hiền, sở hữu 22,5 triệu đơn vị (tỷ lệ 70%).
Tuy vậy trước khi VnDirect lên sàn, báo cáo cập nhật số liệu đến 8/2/2010, IPA đã chuyển nhượng bớt cổ phần, giảm lượng sở hữu còn hơn 10 triệu đơn vị (tỷ lệ 22,35%).
Cổ đông lớn thứ 2 của VnDirect là Công ty TNHH Một thành viên tài chính IPA, đại diện là bà Phạm Minh Hằng, sở hữu 19,44% vốn điều lệ. Tuy vậy Tài chính IPA lại là công ty con do Tập đoàn IPA sở hữu 100% vốn điều lệ.
Cổ đông lớn thứ 3 là ông Vũ Hiền, tỷ lệ 5,56%. Ông Vũ Hiền là chồng bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT của Vndirect. Tổng cộng 3 cổ đông lớn này sở hữu 47,35% vốn điều lệ của VnDirect trước thời điểm lên sàn.
Tình hình kinh doanh của VnDirect
Những năm trước và sau khi đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán, hoạt động kinh doanh của VnDirect không ổn định. Nếu như năm 2007 ngay sau khi thành lập, lãi lớn gần trăm tỷ thì năm 2008 lỗ 86 tỷ đồng. Năm 2010 công ty đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán, hân hoan báo lãi 105 tỷ đồng, thì năm 2011 lại lỗ hơn 200 tỷ đồng.
Tuy vậy, VnDirect thực sự bứt phá cũng chỉ những năm gần đây với những biến chuyển mạnh từ doanh thu, lợi nhuận, tài sản đến vốn điều lệ. VnDirect đã gia nhập cuộc đua tăng vốn từ năm 2021.
Cụ thể, ngay khi đưa cổ phiếu lên sàn, VnDirect tiến hành tăng vốn điều lệ liên tục, từ 300 tỷ đồng lên xấp xỉ 1.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010, và giữ nguyên mức đó đến hết năm 2013. Năm 2014 VnDirect tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 1.550 tỷ đồng và đến hết 2020 vốn điều lệ của công ty đang ở mức 2.204 tỷ đồng.
Những đột biến về vốn điều lệ bắt đầu từ 2021, đạt 4.349 tỷ đồng. Năm 2022 tăng gấp 2,8 lần, lên mức 12.178 tỷ đồng. Cùng với sự gia tăng về quy mô vốn điều lệ, tổng tài sản của VnDirect cũng tăng nhanh theo, từ mức gần 15.000 tỷ đồng cuối năm 2020, lên gần 37.100 tỷ đồng cuối 2021 và đạt trên 42.000 tỷ đồng tính đến hết quý 2/2023.
Tài sản gia tăng, nợ phải trả của VnDirect cũng tăng chóng mặt, từ mức hơn 11.100 tỷ đồng cuối năm 2020 lên 27.272 tỷ đồng cuối năm 2021 và lên xấp xỉ 27.000 tỷ đồng đến cuối 2023. Tỷ lệ nợ phải trả chiếm trên 64% tổng tài sản.
VnDirect: Nợ gia tăng, vì đâu?
Báo cáo ghi nhận nợ phải trả của VnDirect bắt đầu gia tăng mạnh từ năm 2021, cùng với đó tài sản tăng cao. Nợ của công ty chủ yếu từ tăng nợ vay tài chính. Tính đến hết năm 2021 nợ vay tài chính của VnDirect tăng thêm xấp xỉ 11.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên 20.448 tỷ đồng, trong đó có 500 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn, và vay trái phiếu dài hạn tăng 650 tỷ đồng lên mức 750 tỷ đồng.
Tài sản tăng mạnh cũng chủ yếu do tăng tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) và các khoản cho vay. Hoạt động cho vay của VnDirect chủ yếu gia tăng cho vay margin.
Trong các tài sản FVTPL của VnDirect đến cuối 2021, có 11.800 tỷ đồng đổ vào trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi, trong đó có hơn 4.400 tỷ đồng là trái phiếu các loại.
Khoản đầu tư vào trái phiếu của VnDirect tăng mạnh những năm sau đó. Tính đến 30/6/2023 tài sản FVTPL của Vndirect ghi nhận tổng giá trị đầu tư vào trái phiếu niêm yết và chưa niêm yết lên tới hơn 10.200 tỷ đồng.
VnDirect cũng gia tăng hoạt động giao dịch trái phiếu. Tổng giá trị giao dịch trái phiếu của vnDirect trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 24.691 tỷ đồng. Trong khi đó các nhà đầu tư mở tài khoản tại công ty tập trung chủ yếu vào giao dịch cổ phiếu với giá trị hơn 226.376 tỷ đồng.
Đáng chú ý, trong khi tiền đi đầu tư vào trái phiếu và kinh doanh trái phiếu gia tăng, thì hoạt động cho vay margin chững lại. Tổng các khoản cho vay đến hết quý 2/2023 còn hơn 9.300 tỷ đồng, trong đó có gần 9.000 tỷ đồng cho vay hoạt động margin.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chi phí hoạt động, đặc biệt là “lỗ bán các tài sản PVTPL” và “chênh lệch đánh giá lại các tài sản tài chính FVTPL” gia tăng, khiến lợi nhuận năm 2022 giảm sút.
Những biến động nhân sự: hé lộ hệ sinh thái “khủng” sau lưng 2 sếp lớn kín tiếng của VnDirect
Năm 2023 VnDirect liên tục được nhắc tên trên thị trường tài chính với một cách hoàn toàn khác: biến động nhân sự. Bà Phạm Minh Hương, người giữ vị trí Chủ tịch công ty suốt 17 năm từ khi thành lập bất ngờ thôi nhiệm, lui về vị trí Tổng Giám đốc.
Tuy vậy chỉ 5 tháng sau đó, khi sự kiện chưa hết “nóng”, thì bà Minh Hương quay lại chiếc ghế Chủ tịch như chưa hề có cuộc rời di, cũng không có nhiều xáo trộn khi chiếc ghê Tổng Giám đốc trả lại cho ông Nguyễn Vũ Long. Một cuộc tráo đổi nhiệm vụ diễn ra chóng vánh trong 5 tháng, tuy vậy sự kiện này lại khiến nhà đầu tư một lần nữa “nhìn” vào VnDirect và bà Phạm Minh Hương và chồng, ông Vũ Hiền - hai vị sếp lớn kín tiếng của VnDirect.
Câu chuyện bắt đầu từ khi CTCP Năng lượng Bắc Hà công bố tình hình thanh toán gốc/lãi trái phiếu nửa đầu năm 2023. Số liệu cho thấy doanh nghiệp thủy điện này phải trả 52,5 tỷ đồng lãi cho khoản nợ trái phiếu của công ty.
Năng lượng Bắc Hà thành lập năm 2007, gần với thời gian thành lập của Vndirect, do ông Vũ Hiền làm Chủ tịch HĐQT. Năng lượng Bắc Hà là chủ đầu tư dự án thủy điện Nậm Phàng B, với công suất 4,5MW, quy mô đầu tư 190 tỷ đồng. Tuy vậy doanh nghiệp năng lượng này được liên tục nhắc tên trong giới tài chính vì những đợt phát hành trái phiếu “khủng”. Tổng nợ trái phiếu của công ty đến hết 2022 lên 1.700 tỷ đồng, gấp 2,26 lần vốn chủ sở hữu.
Năng lượng Bắc Hà cho biết, mục đích huy động của hầu hết các đợt phát hành trái phiếu đều để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh…
Thế nhưng với dự án tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng, Năng lượng Bắc Hà huy động hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu làm gì? Điều này khiến các nhà đầu tư tò mò và dẫn tới câu trả lời Trustlink.
CTCP Dịch vụ và đầu tư Trustlink thành lập năm 2009. Năm 2022 Tập đoàn đầu tư I.P.A công bố nghị quyết thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần Trustlink từ các cổ đông hiện hữu, trở thành công ty mẹ của Trustlink, ủy quyền cho ông Vũ Hiền, chủ tịch HĐQT IPA làm người đại diện nhận chuyển nhượng 99% vốn điều lệ tại Trustlink.
Tuy vậy đến nay sau hơn 1 năm, Trustlink vẫn chưa ghi nhận là công ty con trên BCTC của IPA, ngược lại, các dòng tiền lớn lại liên tục đổ về Trustlink. Mối quan hệ tài chính giữa IPA, Năng lượng Bắc Hà và Trustlink đã có từ 2017.
Thời điểm 2017 IPA cho Trustlink vay với số dư cuối năm 334 tỷ đồng, được ghi nận vào mục “phải thu về cho vay ngắn hạn”. Khoản vay này liên tục gia tăng và biến động những năm sau đó, đến 30/6/2023 là 2.817 tỷ đồng. Trong số đó, có những giải trình về việc năng lượng Bắc Hà và những công ty con trong hệ thống góp phần cho Trustlink vay.
Tại VnDirect, ông Vũ Hiền hiện là thành viên HĐQT, bà Phạm Minh Hương là Chủ tịch HĐQT. Còn tại Đầu tư IPA, ông Vũ Hiền đang làm Chủ tịch HĐQT còn bà Minh Hương là thành viên HĐQT.
Tập đoàn đầu tư I.P.A, doanh nghiệp này có mã chứng khoán IPA trên sàn, cũng thành lập tháng 12/2007 do ông Vũ Hiền làm Chủ tịch HĐQT. Đầu tư IPA có vốn điều lệ 600 tỷ đồng, do ông Vũ Hiền sở hữu 24,4% vốn điều lệ; bà Phạm Minh Hương sở hữu 11,42% vốn; ông Nguyễn Tống Sơn (4,89%); ông Nguyễn Thanh Ngọc (4%) và bà Nguyễn Lưu Thụy (26,4%).
Lần gần đây nhất, tháng 2/2022 Đầu tư I.P.A tăng vốn điều lệ lên hơn 2.138 tỷ đồng.
IPA cũng được nhắc tới với việc thường xuyên huy động lượng lớn trái phiếu. Năm 2020 công ty huy động hàng chục đợt trái phiếu với tổng giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2021 có 3 lô trái phiếu tổng giá trị 2.300 tỷ đồng và đều đáo hạn trong năm 2024. Còn đầu năm 2022 vừa qua IPA phát hàn tiếp 1 lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng, đáo hạn vào tháng 2/2025.
Các lô trái phiếu này đều không công bố rõ thông tin, hoặc công bố nhưng đều báo cáo không có tài sản đảm bảo, và đều do Chứng khoán VnDiect thu xếp phát hành.
IPA có nhiều giao dịch đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Trong đó tháng 7/2021 đưa 2 triệu cổ phiếu VND của Chứng khoán Vndirect thế chấp; tháng 3/2022 là giao dịch thế chấp tiếp 2 triệu cổ phiếu VND và gần đây nhất, tháng 7/2022 đưa 2,5 triệu cổ phiếu VND đi thế chấp. Tất cả các giao dịch thế chấp đều đổ về ngân hàng VIB.
Về tình hình kinh doanh, là một trong số ít có kết qủa kinh doanh đảo chiều liên tục. Về tình hình tài chính, kết thúc quý 2/2023 tổng nợ phải trả 4.881 tỷ đồng trong đó hơn 1.100 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và 3.365 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính dài hạn.
Bí ẩn Trustlink - đích đến hàng nghìn tỷ đồng của hệ sinh thái đằng sau 2 sếp lớn VnDirect
Khối ngoại âm thầm mua 9 phiên liên tiếp một cổ phiếu chứng khoán top đầu
Công ty liên quan phó tướng VNDirect muốn huy động 600 tỷ từ trái phiếu '4 không'