Hơn 200 thợ đang đào vàng thì có tiếng động lớn, mặt đất rung chuyển: Phong tỏa hiện trường sập mỏ vàng, Chính phủ kêu gọi thợ khai thác tôn trọng nghiêm ngặt an toàn lao động

11-04-2024 07:10|Tình Hoàng

Hơn 70 người tử vong trong tổng số hơn 200 thợ đào vàng đang làm việc tại hiện trường vào thời điểm xảy ra tai nạn.

Vụ sập hầm đào vàng trái phép xảy ra tại khu vực Kangaba, phía Tây Nam Mali. Theo đó, vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn sập mỏ vàng hôm 19/1/2024, có hơn 200 thợ đào vàng đang làm việc tại hiện trường. Chia sẻ với truyền thông, một quan chức địa phương cho biết rằng: "Sự cố bắt đầu bằng một tiếng động lớn. Mặt đất sau đó bắt đầu rung chuyển".

Cũng theo như số liệu được các phương tiện truyền thông đưa ra, vụ sập hầm khai thác vàng này đã khiến cho 73 người thiệt mạng. Chính phủ Mali ngay sau đó cũng đã gửi lời chia buồn đến gia đình của các nạn nhân, đồng thời kêu gọi những người thợ khai thác vàng phải tôn trọng nghiêm ngặt những yêu cầu về an toàn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Là một trong những nước sản xuất vàng hàng đầu ở châu Phi, các địa điểm luyện vàng ở Mali thường xuyên là nơi xảy ra các vụ tai nạn chết người. Chính quyền ở đây cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát việc khai thác thủ công loại kim loại quý này.

Trước đó, vào tháng 3/2023, Bộ trưởng Bộ Mỏ Mali khi đó là Lamine Seydou Traoré cho biết rằng với 72,2 tấn vàng được sản xuất vào năm 2022 (bao gồm 6 tấn vàng được đãi thủ công), chỉ riêng nguồn kim loại quý này đã đóng góp đến 25% ngân sách quốc gia Mali, 75% doanh thu xuất khẩu và 10% GDP.

Đến tháng 8/2023, Mali chính thức thông qua bộ luật khai thác mới cho phép Nhà nước tham gia tới 30% vào các dự án mới. Theo Chính phủ Mali, nó sẽ mang lại ít nhất 500 tỷ franc CFA (762 triệu euro) cho ngân sách nhà nước hằng năm.

Từ xa xưa, vàng luôn được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng, giàu có, tuy nhiên, dù là đất nước sở hữu toàn vàng nhưng Mali lại được xếp vào nhóm những quốc gia nghèo nhất thế giới. Ở bất cứ đâu tại quốc gia này, người ta cũng có thể tìm thấy vàng, thậm chí, việc khai thác dễ dàng đến mức chỉ cần dùng xẻng xúc là có.

Tính đến nay, Mali có hơn 2.000 mỏ vàng và một số mỏ khoáng sản khác đang được người dân khai thác. Được biết, 1/5 dân số Mali nguồn thu nhập chính hoàn toàn từ việc đào vàng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phương pháp đào vàng của người dân Mali hiện vẫn rất thô sơ và hầu hết các mỏ vàng đều được khai thác thủ công. Nguồn nhân lực khai thác không chỉ người lớn mà các em nhỏ cũng tham gia đào, đãi vàng. Tuy nhiên, người ta thắc mắc rằng vì sao có nhiều vàng như vậy mà đời sống người dân nơi đây vẫn nghèo?

Theo đó, do Mali nằm sâu trong lục địa, lượng mưa tại đây cực ít ỏi nên kéo theo nền nông nghiệp của quốc gia này cũng kém phát triển. Người dân Mali chỉ có thể nhập khẩu lương thực từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, vì các nước châu Phi lân cận cũng không đủ ăn, đủ mặc nên người dân Mali bắt buộc phải mua lương thực từ những vùng rất xa xôi. Chính vì lý do này, lương thực ở đây có mức giá trên trời. Thu nhập cao là vậy nhưng do giá lương thực còn đắt hơn cả vàng nên người Mali hiếm khi được “bữa cơm no đủ”, dù cho họ có là chủ mỏ vàng đi chăng nữa.

>> Phát hiện mỏ vàng 200 tấn dưới lòng đất, quốc gia châu Á lập tức đưa công nghệ 'khủng' vào khai thác, dự kiến sẽ tác động mạnh đến giá vàng thế giới

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam sẽ lên thành phố trực thuộc Trung ương, hình thành 4 đô thị mới

Tỉnh có mỏ vàng lớn nhất Việt Nam đón thêm 3 di tích lịch sử cấp quốc gia

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/phong-toa-hien-truong-sap-mo-noi-hon-200-tho-dao-vang-dang-lam-viec-thi-mat-dat-rung-chuyen-quoc-gia-co-hon-2000-mo-vang-keu-goi-tho-khai-thac-vang-ton-trong-nghiem-ngat-yeu-cau-ve-an-toan-d119969.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Hơn 200 thợ đang đào vàng thì có tiếng động lớn, mặt đất rung chuyển: Phong tỏa hiện trường sập mỏ vàng, Chính phủ kêu gọi thợ khai thác tôn trọng nghiêm ngặt an toàn lao động
    POWERED BY ONECMS & INTECH