Hòn đảo kỳ lạ nhất trên thế giới 6 tháng đổi chủ một lần, người dân mang 2 quốc tịch luân phiên, nhiều người muốn nhập tịch để 'tận hưởng' ưu ái

05-05-2024 12:05|Thùy Dung

Tuy nhiên, đây là vùng đất rất hạn chế khách du lịch nên không phải ai cũng có thể đặt chân tới.

Cách sông Bidasoa khoảng 6km, cạnh biên giới Pháp - Tây Ban Nha và nằm ngay trên biển Đại Tây Dương là hòn đảo nhỏ Pheasant. Trước khi xảy ra chiến tranh và ký kết hiệp ước, Pheasant không thuộc về một quốc gia nào chính thức. Nó là địa điểm trung lập, trở thành nơi thường xuyên diễn ra các cuộc gặp cấp cao giữa vua Pháp - Tây Ban Nha. Nơi đây cũng được sử dụng làm nơi trao đổi tù binh giữa 2 nước.

Qua năm tháng, trên đảo dần diễn ra các sự kiện lịch sử quan trọng. Một trong số đó là cuộc gặp gỡ giữa vua Pháp Louis XIII và cô dâu người Tây Ban Nha, công chúa Ana của nước Áo. Vua Philip IV người Tây Ban Nha cũng gặp vợ tương lai người Pháp của mình tại hòn đảo này.

Hình ảnh đảo Pheasant nằm giữa hai quốc gia là Pháp và Tây Ban Nha

Hình ảnh đảo Pheasant nằm giữa hai quốc gia là Pháp và Tây Ban Nha

Đến năm 1659, khi chính quyền Pháp và Tây Ban Nha cùng nhau ký kết hiệp ước Pyreness, kết thúc 30 năm chiến tranh giữa hai bên, Pheasant chính thức mang một sứ mệnh mới

Theo hiệp ước, hòn đảo được chia làm hai: một nửa thuộc Pháp, nửa còn lại của Tây Ban Nha. Một đường biên giới mới được vạch ra, chạy dọc theo dãy núi Pyrenees, kéo dài qua sông Bidasoa và kết thúc ở vịnh Biscay của Đại Tây Dương. Như vậy, hòn đảo được mặc định thuộc về hai nước, với hai nửa khác nhau.

Tuy nhiên, chính phủ Tây Ban Nha và Pháp lại có sự phân chia quyền cai trị một cách độc đáo. Đó là họ cùng nhau quản lý toàn bộ lãnh thổ của Pheasant, cứ 6 tháng một lần. 6 tháng đầu là của Pháp thì 6 tháng sau, nó lại thuộc địa phận Tây Ban Nha.

Do vậy, người dân sống trên đảo này mang theo hai quốc tịch. Cứ một năm hai lần, 6 tháng họ là dân Tây Ban Nha và nửa năm sau họ là công dân của Pháp. Ngày nay, Pheasant là vùng lãnh thổ chung lâu đời và độc đáo nhất thế giới.

Hàng năm, đảo Pheasant trước tiên thuộc về lãnh thổ Tây Ban Nha từ ngày 01/02 đến ngày 31/07 hàng năm, sau đó là thuộc về Pháp trong nửa năm còn lại.

Du khách đều tỏ ra thích thú với việc thay đổi quốc tịch của người dân bản địa. Nhiều người cho biết, họ cũng rất muốn được nhập tịch tại hòn đảo này và trở thành công dân của cả hai cường quốc trên thế giới, cũng như hưởng nhiều ưu đãi mà cả hai quốc gia mang lại.

Hòn đảo rất hạn chế du khách tới tham quan, chủ yếu đón khách du lịch vào những dịp đặc biệt

Hòn đảo rất hạn chế du khách tới tham quan, chủ yếu đón khách du lịch vào những dịp đặc biệt

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Pheasant vẫn là vùng đất mà du khách không được lui tới. Du khách chỉ được phép lên đảo và tham quan trong những dịp hiếm hoi, chẳng hạn như lễ bàn giao quyền sở hữu hai năm một lần hoặc trong các chuyến tham quan di sản.

Bộ Tư lệnh Hải quân của cả Tây Ban Nha và Pháp chịu trách nhiệm giám sát đảo Pheasant, lần lượt thay phiên nhau trực đảo mỗi 5 ngày/lần.

>> Độc đáo đất nước ‘tí hon’ nhất thế giới rộng chỉ bằng 1/10 hồ Tây, nằm trong lãnh thổ của một quốc gia khác nhưng cả đất nước là Di sản Thế giới

Thành phố đầu tiên trên thế giới thu phí tham quan: Trải rộng trên hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, từng bị cảnh báo đưa vào danh sách Di sản gặp nguy hiểm

Huyền bí quần đảo Hải Tặc có thật ở Việt Nam: Gồm 18 hòn đảo lớn nhỏ, nằm trong lòng tỉnh duy nhất có 2 sân bay dân sự

Hòn đảo tiền tiêu của Việt Nam được mệnh danh là 'chiến hạm không thể đánh chìm', chỉ rộng hơn 10km2 nhưng mật độ dân số gần bằng Hà Nội

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/hon-dao-ky-la-nhat-tren-the-gioi-6-thang-doi-chu-mot-lan-nguoi-dan-mang-2-quoc-tich-luan-phien-nhieu-nguoi-muon-nhap-tich-de-tan-huong-uu-ai-d121914.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hòn đảo kỳ lạ nhất trên thế giới 6 tháng đổi chủ một lần, người dân mang 2 quốc tịch luân phiên, nhiều người muốn nhập tịch để 'tận hưởng' ưu ái
POWERED BY ONECMS & INTECH