Sốc: Những thành phố giàu nhất của Mỹ đều đang chìm dần, nhiều 'khu rừng ma' mọc lên dọc theo bờ biển Đại Tây Dương

29-04-2024 17:15|Quỳnh Vân

Các vùng đất ven biển bờ Đông nước Mỹ đang sụt lún dần, một “điểm yếu tiềm ẩn” khiến vấn đề mực nước biển dâng cao càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Theo như các nhà khoa học khí hậu Mỹ, bờ Đông nước này có thể chứng kiến mực nước biển dâng khoảng 0,3m vào năm 2050, chỉ riêng điều này cũng đã trở thành một thảm họa lớn nếu xảy ra.

Không chỉ vậy, các nhà khoa học gần đây phát hiện ra một “yếu tố tiềm ẩn” sẽ khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, đó là đường bờ biển cũng đang chìm xuống. Hiện tượng sụt lún này có khả năng khiến mực nước biển dâng cao trở nên nguy hiểm hơn cho cả con người và hệ sinh thái ven biển.

Sốc: Những thành phố giàu nhất của Mỹ đều đang chìm dần, nhiều 'khu rừng ma' mọc lên dọc theo bờ biển Đại Tây Dương
Vịnh Chesapeake (Mỹ) đang sụt giảm tới 5mm mỗi năm, khiến mực nước biển dâng cao đáng kể. Ảnh: The Wired

Các thành phố lớn của Mỹ ở bờ Đông giáp với Đại Tây Dương gồm có Washington, New York, Newark, Philadelphia, Pittsburgh, Boston, Baltimore, Richmond, Raleigh, Charlotte, Atlanta, Jacksonville và Miami.

Nghiên cứu được công bố gần đây cho thấy khu vực bờ biển - nơi sinh sống của hơn 1/3 dân số Mỹ - đang giảm vài mm mỗi năm. Ở Charleston, bang Nam Carolina và Vịnh Chesapeake, nó lên tới 5mm. Và ở một số khu vực của Delaware, con số này cao gấp đôi.

Mực nước biển dâng hàng năm là 5mm cộng với 5mm sụt lún ở trên, khiến mực nước biển dâng tương đối trên thực tế là 10mm.

Các thành phố ven biển Đại Tây Dương hiện đang phải hứng chịu lũ lụt dai dẳng, và trận lụt sẽ chỉ trở nên tệ hơn khi những khu vực này chìm xuống do nước biển dâng cao.

Nguyên nhân của sự sụt lún

Manoochehr Shirzaei, chuyên gia an ninh môi trường tại Virginia Tech, cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún đất như vậy là việc khai thác quá mức mạch nước ngầm khiến địa hình phía dưới sụp đổ.

Ở San Jose (California, Mỹ), điều này đã đẩy thành phố sụt tới 3,6m. Theo nghiên cứu trước đây của Shirzaei, sự kết hợp giữa mực nước biển dâng và sụt lún có thể làm ngập tới 427km2 bờ biển vùng Vịnh vào năm 2100.

Thêm vào đó, khai thác dầu cũng gây ra sụt lún - một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực Houston-Galveston.

Mặc dù các nhà khoa học biết rằng đường bờ biển của Mỹ đang chìm xuống nhưng họ không có nhiều dữ liệu để xác định sự khác biệt về tỷ lệ giữa các địa phương. Vì độ lún có thể thay đổi đáng kể ngay cả trong khoảng cách ngắn, do sự thay đổi về địa chất và hoạt động của con người gần đó.

Sốc: Những thành phố giàu nhất của Mỹ đều đang chìm dần, nhiều 'khu rừng ma' mọc lên dọc theo bờ biển Đại Tây Dương
Sụt lún đất đang là vấn đề ngày càng gia tăng ở bờ biển Đại Tây Dương. Ảnh: Getty Images

Chuyên gia Shirzaei và Leonard Ohenhen, một chuyên gia an ninh môi trường khác tại Virginia Tech, đã phân tích dữ liệu từ 1 vệ tinh ngoài Trái Đất để xác định sự biến dạng của cấu trúc đất các khu vực ven biển.

Họ nhận thấy hiện tượng sụt lún đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực nông nghiệp, nơi nước ngầm được khai thác để cung cấp cho cây trồng – do đó sẽ dễ bị lũ lụt hơn khi độ cao địa hình giảm xuống.

Đồng thời, hầu hết các thành phố ven biển Đại Tây Dương đang chứng kiến tình trạng sụt lún hơn 3mm mỗi năm, bao gồm cả Boston và New York.

Tình trạng này gây mất ổn định cho cơ sở hạ tầng trên mặt đất và đường sá, cũng như các đường ống và dây cáp được nối dưới đất.

Ảnh hưởng như thế nào?

Chuyên gia Ohenhen nhận định: “Con số 3 mm/năm có vẻ như là rất nhỏ, nhưng điều thực sự quan trọng là tác động của việc sụt giảm sẽ diễn ra trong nhiều năm”. Và nó có thể trở nên tồi tệ hơn, ông dự đoán.

The Wired cho biết, bờ biển phía Đông là một trong những khu vực phát triển dân số nhanh nhất ở Mỹ. Khi một khu vực có nhiều dân số hơn, việc sử dụng nước cũng tăng lên và điều đó sẽ đẩy nhanh tốc độ lún đất.

Nhà nghiên cứu lưu ý con người cũng đang phá hủy các vùng đất ngập nước - giúp giảm thiểu mực nước biển dâng - để phục vụ cho việc phát triển các cơ sở hạ tầng. Được biết các vùng đất ngập nước có tác dụng hấp thụ nước dâng do bão, giữ cho nước biển không thể tiến sâu hơn vào đất liền.

Thế nhưng, giờ đây một ‘hàng rào’ gồm các tòa nhà được xây dựng đã khiến các vùng đất này không thể thoát nước và bị nhấn chìm bởi nước biển.

Thêm vào đó, việc con người xây đập chặn sông cũng ngăn lượng trầm tích chảy ra bờ biển - nơi thường tăng thêm độ cao cho vùng đất ngập nước ở đồng bằng.

Sốc: Những thành phố giàu nhất của Mỹ đều đang chìm dần, nhiều 'khu rừng ma' mọc lên dọc theo bờ biển Đại Tây Dương
Khi mực nước biển dâng cao, các thành phố Mỹ ở bờ Đông cũng chìm xuống. Ảnh: Getty Images

Nước biển dâng và sụt lún còn tạo ra “những khu rừng ma” dọc theo bờ biển Đại Tây Dương. Nước mặn xâm nhập vào nguồn nước ngầm sạch, làm chết những cây có rễ giữ đất lại với nhau.

Trong khi đó, hệ sinh thái ven biển đóng vai trò là kho dự trữ carbon quan trọng. Khi cây cối phát triển, chúng hấp thụ CO2 từ khí quyển và thải ra oxy.

Nếu nước mặn khiến thực vật chết đi, đồng nghĩa với việc nguồn hấp thụ carbon bị tiêu diệt. Nó sẽ dẫn đến việc CO2 còn lại trong khí quyển tăng lên, gây ra hiệu ứng nhà kính mạnh hơn và cuối cùng là làm tăng mực nước biển.

Tin tốt là hiện tượng sụt lún có thể được ngăn chặn bằng các ngừng việc khai thác quá mức nước ngầm và sau đó, bơm nước trở lại lòng đất.

Nhưng nếu dân số tiếp tục tăng, nhu cầu về nước cũng lớn hơn, đặc biệt nếu một số khu vực nhận được lượng mưa ít do biến đổi khí hậu.

Nguồn nước ngầm này còn bị đe dọa bởi sự xâm nhập của nước biển. Vì vậy, khôi phục hệ sinh thái ven biển - vốn có khả năng chống lại những cơn bão dữ dội và mực nước biển dâng - có thể giúp duy trì nguồn cung cấp nước uống sạch.

Ngoài ra, các nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách cũng dựa vào dữ liệu vệ tinh để hiểu rõ hơn về tình trạng sụt lún - không chỉ nơi nó đang xảy ra mà còn ở mức độ nào - và những gì thực sự có thể làm được về tình trạng đó.

>> Những thành phố đang chìm có thể biến mất khỏi bản đồ thế giới trong 6 năm nữa, bất ngờ nhiều cái tên đến từ châu Á

Hạn hán khiến khu định cư Philippines chìm dưới nước tái xuất hiện

Lụt ở Dubai: Trận mưa lớn nhất 75 năm khiến 'thiên đường sa mạc' chìm trong biển nước nhưng lại kéo người dân Ả Rập lại gần nhau hơn

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/soc-nhung-thanh-pho-giau-nhat-cua-my-deu-dang-chim-dan-nhieu-khu-rung-ma-moc-len-doc-theo-bo-bien-dai-tay-duong-232310.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sốc: Những thành phố giàu nhất của Mỹ đều đang chìm dần, nhiều 'khu rừng ma' mọc lên dọc theo bờ biển Đại Tây Dương
    POWERED BY ONECMS & INTECH