Hòn đảo ở 'tận cùng thế giới', không một bóng người nhưng lại được rao bán tới hơn 800 tỷ đồng

01-03-2024 13:58|Phương Nhi

Đảo có nhiều tiềm năng song vẫn là vùng đất hẻo lánh, chưa được chú trọng phát triển.

Đảo Virgin ở Chile có diện tích hơn 445km2, bằng một nửa Hong Kong (Trung Quốc) và lớn gấp 7 lần so với khu vực Manhattan (quận có mật độ dân số đông nhất Thành phố New York, Mỹ) vừa được rao bán với giá 35 triệu USD (hơn 860 tỷ đồng).

Hòn đảo này tọa lạc tại quần đảo Patagonian - thuộc lãnh thổ Chile và Argentina. Đảo được xem là "vùng đất tận cùng của thế giới" vì chỉ cách Nam Cực khoảng 1.000 km. Đảo có nhiều tiềm năng song vẫn là vùng đất hẻo lánh, chưa được chú trọng phát triển.

Hòn đảo ở 'tận cùng thế giới', không một bóng người nhưng lại được rao bán tới hơn 800 tỷ đồng
Đảo Virgin

Nhà môi giới bất động sản Jeff Buerger thuộc Hall and Hall nhận định: "Việc bán các hòn đảo không phải dành cho mọi đối tượng khách hàng. Để tìm được một hòn đảo có diện tích như Virgin, bờ biển dài, có nước ngọt, vẻ đẹp nguyên sơ, riêng tư là rất hiếm".

Đảo Virgin sở hữu nhiều loại địa hình, gồm khoảng 80 đầm phá, 3 hồ lớn, vừa có núi cao và thung lũng sâu, rừng rậm tươi tốt và bãi cát thấp. Nơi đây cũng có những vùng ngập nước và nhiều khu rừng nguyên sinh cùng hàng nghìn loại động vật hoang dã. Tuy nhiên, trên đảo chưa có một căn nhà nào được xây dựng. Cho nên, bất cứ ai chi tiền mua Virgin sẽ có cơ hội phát triển tiềm năng chưa được "đánh thức" của nó.

Ngoài cảnh quan tuyệt đẹp, hệ sinh thái nơi đây cũng được đánh giá đa dạng, không bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường xung quanh. Dãy núi Andes chạy qua đảo đóng vai trò như lá chắn và tấm cách nhiệt tự nhiên.

Hệ sinh thái của đảo là sự cân bằng của thực vật và động vật. Nhiều loài hoang dã ở Virgin không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Hòn đảo ở 'tận cùng thế giới', không một bóng người nhưng lại được rao bán tới hơn 800 tỷ đồng
Đảo Virgin sở hữu nhiều loại địa hình, gồm khoảng 80 đầm phá, 3 hồ lớn, vừa có núi cao và thung lũng sâu, rừng rậm tươi tốt và bãi cát thấp

Điểm bất tiện của đảo Virgin là nơi này chỉ có thể tiếp cận bằng thuyền hoặc trực thăng. Du khách phải đến sân bay quốc tế Santiago ở Chile, sau đó đến sân bay Balmaceda, rồi tiếp tục đi thuyền hoặc trực thăng mới có thể đặt chân lên đảo. Các thị trấn gần đây nhất là Puerto Aysèn và Puerto Chacabuco trên đất liền Chile.

Việc bán đảo Virgin không chỉ là một giao dịch bất động sản mà còn tạo cơ hội để giữ gìn di sản lâu dài cho mai sau. Trong một thế giới nơi môi trường sống tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, việc bảo tồn hòn đảo này trở nên quan trọng. Vì vậy, chủ nhân mới không chỉ đổ tiền vào nơi đây mà còn là cách đầu tư cho mai sau.

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có tỷ phú nào chi số tiền 35 triệu USD để mua đảo. Thế nhưng, với tiềm năng còn ẩn sâu của nó, nơi đây có thể được "hô biến" trở thành địa điểm nghỉ dưỡng và du lịch hấp dẫn trong tương lai.

>> Kỳ lạ hòn đảo nhỏ nhất thế giới có sự sống: Diện tích 'vừa đủ chỗ' cho một ngôi nhà duy nhất, chỉ cần đi lệch một bước là thấy mình đang bơi

Trung Quốc chỉ mất 3 năm để hoàn thành tòa nhà rộng nhất thế giới, to gấp 20 lần nhà hát Opera Sydney và như một 'hòn đảo thiên đường'

Chi hơn 100 triệu đồng để cọc hòn đảo 200.000m2, doanh nhân bí ẩn đột nhiên 'quay xe', biến mất không tăm hơi

Hòn đảo không điện, không nước nhưng được rao bán với mức giá hơn 600 tỷ đồng, được ví như 'tác phẩm nghệ thuật' của giới siêu giàu

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/hon-dao-o-tan-cung-the-gioi-khong-mot-bong-nguoi-nhung-lai-duoc-rao-ban-toi-hon-800-ty-dong-224783.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Hòn đảo ở 'tận cùng thế giới', không một bóng người nhưng lại được rao bán tới hơn 800 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS & INTECH