Hưởng lợi từ các biện pháp chống bán phá giá, Hòa Phát (HPG) được dự báo lãi tăng 87% lên 12.700 tỷ
Các chuyên gia khuyến nghị MUA cổ phiếu HPG, kỳ vọng tăng 31%.
Công ty Chứng khoán An Bình (ABS) công bố báo cáo ngành thép năm 2025 với nhận định chung là 'tích cực', trong đó động lực chính từ thị trường nội địa.
Sản lượng nội địa được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Năm 2025 được cho là năm bản lề của kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025. Hàng loạt dự án được thúc đẩy mạnh năm 2024 và dự kiến về đích năm 2025 là tiền đề cho các ngành vật liệu xây dựng tăng trưởng.
Bên cạnh đó, trong dài hạn, loạt 'siêu dự án' đang bắt đầu được xúc tiến. Trong đó, siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam với vốn đầu tư 67 tỷ USD được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy tiêu thụ lượng lớn vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép.
Thị trường bất động sản có dấu hiệu khởi sắc, nguồn cung các sản phẩm bất động sản tiếp tục tăng tại cả thị trường Hà Nội và TP HCM sẽ giúp thúc đẩy sản lượng bán thép. Với vị thế chiếm đến 60% nhu cầu thép, sản phẩm thép dân dụng dự kiến sẽ được đẩy mạnh tiêu thụ nội địa trong năm 2025.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng lượng tiêu thụ toàn ngành đạt 24,5 triệu tấn (+15,4% so với cùng kỳ). Mức tăng thể hiện ở hầu hết các sản phẩm ngoại trừ HRC. Ấn tượng nhất là thép xây dựng khi sản lượng bán trong tháng 10/2024 ở mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây.
Nguồn ABS |
Giá thép được kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2025
Hiệp hội Thép thế giới (WSA) dự báo nhu cầu thép toàn cầu trong năm 2025 có thể phục hồi nhẹ 1,2% so với cùng kỳ, tập trung chính tại Ấn Độ và một số thị trường mới nổi. Tuy nhiên, với việc các quốc gia gia tăng áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, thị trường này dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Trong năm 2024, một số cuộc điều tra đáng chú ý với thép của Việt Nam như: HRC và tôn mạ từ EU và Ấn Độ trong Q3/2024, thép chống ăn mòn từ Mỹ. Theo WSA, Trung Quốc đã chủ động cắt giảm lượng thép sản xuất khi thị trường bất động sản vẫn ảm đạm.
Các chuyên gia cho rằng giá thép Trung Quốc trong năm 2025 có thể biến động trong phạm vi hẹp hơn, gần vùng đáy do một số yếu tố (i) các chính sách kích thích đưa ra trong năm 2024 của chính phủ Trung Quốc được hấp thụ, (ii) chủ động cắt giảm lượng 15 thép sản xuất để thu hẹp chênh lệch cung – cầu, (iii) nhu cầu xây dựng phục hồi dần ở thị trường ngoài Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý giá thép Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục biến động khó lường do tâm lý thị trường thay đổi theo dữ liệu kinh tế của Trung Quốc cũng như những biện pháp bảo hộ thương mại của các quốc gia áp dụng với thép Trung Quốc.
Ở thị trường trong nước, lực cầu hỗ trợ giá bán. Nhu cầu tiêu thụ tích cực của thép để phục vụ hoạt động xây dựng sẽ là nhân tố hỗ trợ giá thép cải thiện, đặc biệt là giá thép xây dựng.
Nguồn ABS |
>> Ước lãi 12.000 tỷ, cổ phiếu một doanh nghiệp thép được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 20%
Tác động từ các biện pháp chống bán phá giá
Trong bối cảnh lượng HRC và tôn mạ giá rẻ nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh, có thể gây thiệt hại tới các đơn vị sản xuất trong nước, Bộ Công thương đã tiến 2.000 hành cuộc điều tra với các sản phẩm này. Hai vụ việc đáng chú ý đang được thực hiện gần đây gồm AD19 – tôn mạ nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc; AD20 – HRC 1500 nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo thông tin từ Bộ Công thương trong buổi họp báo quý III/2024, kết quả điều tra sơ bộ chậm nhất sẽ được công bố trong tháng 11/2024. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa công bố kết quả điều tra chính thức 2 vụ việc này. Các chuyên gia kỳ vọng kết quả sẽ được công bố trong năm 2025.
Nếu thuế chống bán phá giá được áp dụng với các sản phẩm tôn mạ và HRC, dự kiến sẽ mang lại những tác động tích cực:
- Với nhóm doanh nghiệp kinh doanh HRC như HPG hay Formosa, sẽ được hưởng lợi khi giảm được sự cạnh tranh của làn sóng thép HRC giá rẻ đã liên tục nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc trong năm 2024. Số liệu ghi nhận, 10 tháng đầu năm 2024, tổng lượng thép nhập khẩu đạt 10,2 triệu tấn, tăng 58,9% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, nhu cầu HRC trong nước đạt mức bình quân 12-14 triệu tấn/năm, vẫn cao hơn công suất trong nước (khoảng 8-9 triệu tấn/năm), sẽ giúp cải thiện sản lượng tiêu thụ cũng như giá bán của HRC trong nước.
- Với nhóm doanh nghiệp kinh doanh tôn mạ như NKG, HSG, GDA, ... thì sẽ có sự phân hóa. Thuế chống bán phá giá áp dụng với sản phẩm HRC, là nguyên liệu đầu vào sản xuất tôn mạ, sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất. Do vậy, làm giảm lợi nhuận và tác động tiêu cực tới nhóm doanh nghiệp này.
Còn đối với thuế chống bán phá giá áp dụng cho tôn mạ sẽ giúp các doanh nghiệp này được hưởng lợi.
Nguồn ABS |
>> Chủ tịch Quảng Ngãi ra chỉ đạo 'gỡ vướng' loạt dự án quy mô lớn của Vinamilk, Hoà Phát
Cổ phiếu HPG được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng
Chuyên gia cho rằng Hòa Phát là doanh nghiệp đầu ngành, được hưởng lợi lớn nhất từ sự khởi sắc của thị trường bất động sản, sự thúc đẩy đầu tư công.
Bên cạnh đó, các biện pháp chống bán phá giá với thép nhập khẩu khiến ngành thép trong nước hưởng lợi, đặc biệt là Hòa Phát.
Hòa Phát cũng là doanh nghiệp có tình hình tài chính an toàn với rủi ro thanh khoản thấp.
Với những phân tích, nhận định đó, các chuyên gia ABS năm 2024, Hòa Phát sẽ 'bùng nổ' với doanh thu sẽ tăng trưởng 17%, lên 139.439 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế kỳ vọng tăng đột biến 87%, lên mức 12.757 tỷ đồng.
Năm 2025 cũng hứa hẹn là một năm khởi sắc với doanh thu ước tính tăng thêm 17%, lên 163.605 tỷ đồng. Còn lợi nhuận sau thuế cũng được dự báo tăng 21%, lên 15.414 tỷ đồng.
Nguồn ABS |
Trên thị trường, cổ phiếu HPG đang giao dịch quanh mức 25.550 đồng/cổ phiếu. HPG đang ở vùng định giá hấp dẫn, có dư địa tăng trưởng. Các chuyên gia đưa ra khuyến nghị MUA với cổ phiếu HPG, giá mục tiêu 33.500 đồng/cổ phiếu, kỳ vọng tăng 31%.
>> Hòa Phát (HPG) lần thứ 10 liên tiếp lọt Top doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
Hòa Phát (HPG) lần thứ 10 liên tiếp lọt Top doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam
Chủ tịch Quảng Ngãi ra chỉ đạo 'gỡ vướng' loạt dự án quy mô lớn của Vinamilk, Hoà Phát