Thế giới

Huy động 14 triệu công nhân cùng 2.900 tấn thuốc nổ xây siêu dự án hầm đường sắt dưới biển dài nhất thế giới, độ sâu hơn 240m

Diệp Thảo 31/08/2024 19:30

Công trình này là một trong 20 biểu tượng đại diện cho di sản văn hóa và công nghệ của Nhật Bản, do Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (ICOMOS) bình chọn.

Hầm đường sắt Seikan dài 53,85 km chạy xuyên qua eo biển Tsugaru, kết nối tỉnh Aomori trên đảo Honshu và đảo Hokkaido của Nhật Bản. Với 23,3km đường ray nằm dưới biển và đoạn sâu nhất đạt 240m, Seikan được coi là hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới.

Vào những năm 50 của thế kỷ trước, sau khi một trận bão mạnh năm 1954 cướp đi 1.430 sinh mạng ở eo biển Tsugaru, các kỹ sư đã tìm kiếm giải pháp an toàn hơn, thay thế phà để di chuyển giữa hai đảo.

Dưới điều kiện thời tiết khó lường, họ quyết định xây dựng đường hầm thay vì cầu nối hai đảo.

Đến năm 1971, công trình thế kỷ này mới chính thức khởi công. Để tạo nên một hầm ngầm bền vững, có khả năng chống lại thiên tai và duy trì hoạt động hàng thập kỷ, quá trình xây dựng đã kéo dài nhiều thập kỷ. Công ty vận hành hạ tầng Hokkaido Railway Co đã chi khoảng 690 tỷ yên (6,47 tỷ USD), gấp 12 lần dự toán ban đầu, với sự tham gia của 14 triệu công nhân.

Huy động 14 triệu công nhân cùng 2.900 tấn thuốc nổ xây siêu dự án hầm đường sắt dưới biển dài nhất thế giới, độ sâu hơn 240m - ảnh 1

Hầm đường sắt Seikan. Ảnh: Internet

Giai đoạn thi công khó khăn nhất là đoạn đường hầm sâu nhất, cách mặt biển 240m. Đây là một thử thách đòi hỏi kỹ thuật cao và lòng can đảm của công nhân, những người phải đối mặt với nguy cơ sạt lở và bão biển. Ước tính, quá trình thi công đã sử dụng 2.900 tấn thuốc nổ và 168.000 tấn sắt.

Đối với các đoạn hầm trên đất liền, các kỹ sư Nhật Bản áp dụng phương pháp đào hầm truyền thống trong núi. Sau nhiều nỗ lực, đoạn hầm ngầm dưới biển đã hoàn tất vào tháng 3/1985.

Sau nhiều cải tiến, tốc độ tối đa trong hầm đã tăng lên 160 km/h, giúp giảm thời gian di chuyển từ Tokyo đến ga Shin-Hakodate-Hokuto, cửa ngõ dẫn đến Hokkaido và bến cuối của tuyến đường sắt Shinkansen, thêm 3 phút.

Bên trong hầm Seikan có hai nhà ga: Tappi Kaitei trên đảo Honshu và Yoshioka Kaitei trên đảo Hokkaido. Tappi Kaitei là nhà ga đầu tiên được xây dựng dưới biển và đóng vai trò như cơ sở trú ẩn khẩn cấp trong trường hợp xảy ra thảm họa.

Các nhà ga này được trang bị hệ thống quạt hút khói, cảnh báo hỏa hoạn hồng ngoại và vòi phun nước để tăng cường an toàn cho hành khách.

Tháng 12/2017, khi hầm Seikan gần chạm mốc 30 năm vận hành, nó được chọn là một trong 20 biểu tượng đại diện cho di sản văn hóa và công nghệ của Nhật Bản, do Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (ICOMOS), một cơ quan cố vấn của UNESCO, bình chọn.

Hiện nay, mỗi ngày ước tính có khoảng 50 tàu chở hàng, 30 tàu cao tốc Shinkansen di chuyển qua đường hầm này.

Tổng hợp

>> Tai nạn kinh hoàng nhất lịch sử Nhật Bản: Tàu cao tốc đâm sầm vào chung cư khiến hàng trăm người thiệt mạng, chính quyền khẩn cấp cứu hộ và dỡ bỏ tòa nhà

Nhu cầu về chip AI bùng nổ, quốc gia châu Á đầu tư khủng hơn 6 tỷ USD vào 'siêu dự án’ trung tâm dữ liệu

'Ông trùm' đầu cơ rót tiền xây siêu dự án tòa nhà chọc trời tỷ USD: Cao 54 tầng, là trụ sở mới của 'đế chế' tài chính đình đám nước Mỹ

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/huy-dong-14-trieu-cong-nhan-cung-2900-tan-thuoc-no-xay-sieu-du-an-ham-duong-sat-duoi-bien-dai-nhat-the-gioi-do-sau-hon-240m-126248.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Huy động 14 triệu công nhân cùng 2.900 tấn thuốc nổ xây siêu dự án hầm đường sắt dưới biển dài nhất thế giới, độ sâu hơn 240m
    POWERED BY ONECMS & INTECH