Khai quật khảo cổ diện tích gần 1.000m2 tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội

03-04-2024 10:54|Nam Trần

Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 721/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại ba vị trí thuộc Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Thời gian khai quật từ ngày 25/3/2024 đến ngày 25/12/2024, gồm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ ngày 25/3 đến ngày 31/7 (khai quật các hố H1, H2, H3);

- Giai đoạn 2: Từ ngày 1/8 đến ngày 25/12 (khai quật hố H4).

Trong đó, hố khai quật trên nền Điện Kính Thiên có diện tích 30m2. Hố khai quật tại khu vực Hậu Lâu có diện tích 200m2 và hố khai quật tại vị trí Nhà Cục tác chiến có diện tích 640m2. Hố khai quật còn lại có diện tích 120m2. Chủ trì khai quật là ông Hà Văn Cẩn, Viện Khảo cổ học.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cũng theo quyết định được ban hành, trong thời gian khai quật, cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; đồng thời có trách nhiệm tuyên truyền cho Nhân dân về việc bảo vệ di sản văn hoá ở địa phương, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.

Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật sẽ được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội giữ gìn, bảo quản và cần phải có báo cáo về phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó cho Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Sau khi kết thúc quá trình khai quật, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và Viện Khảo cổ học phải có báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực đã khai quật trong thời gian chậm nhất một tháng và báo cáo khoa học trong thời gian chậm nhất một năm, gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Trước khi công bố kết quả của đợt khai quật, cơ quan được cấp giấy phép trao đổi, thống nhất với Cục Di sản văn hóa.

Hơn 3 tháng trước, lần đầu tiên sau hơn 10 năm khai quật nghiên cứu khảo cổ tại di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long, các nhà nghiên cứu khảo cổ có thể xác định khá chính xác cấu trúc nền và hình thái tổng thể của điện Kính Thiên - công trình quan trọng nhất, được ví như trái tim của Hoàng thành.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc xác định được kích thước điện Kính Thiên trong lần khai quật này cho phép chúng ta hình dung tới 60 - 70% diện mạo tòa điện linh thiêng mà lâu nay vẫn là một bí ẩn với giới nghiên cứu

Thăm hiện trường khai quật khảo cổ học phía Nam Hậu Lâu

Thăm hiện trường khai quật khảo cổ học phía Nam Hậu Lâu

Với kết quả khảo cổ đột phá này, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội đã thực hiện trưng bày hiện vật, ảnh và tư liệu tái hiện lại toàn bộ quá trình nghiên cứu khảo cổ hơn 10 năm qua tại Hoàng thành, ngay tại hiện trường khai quật

Dù còn phải trải qua một hành trình dài để có thể phục dựng điện Kính Thiên, thế nhưng mong ước của người dân được hiểu hơn về nơi diễn ra các nghi thức quốc gia quan trọng nhất có lẽ đã gần hơn bao giờ hết.

Tham khảo:
- Khai quật khảo cổ rộng 990 m2 tại Hoàng thành Thăng Long - Báo An ninh Thủ đô (01/04/2024)

>> Hệ thống giếng cổ 5.000 năm tuổi không cạn nước của Việt Nam, là di sản ‘có một không hai’

Tu viện nghìn năm tuổi rộng gần 70.000m2 nằm nhấp nhô giữa đại dương, được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO

Tỉnh nhỏ nhất Vùng Thủ đô có 2 đô thị di sản

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/khai-quat-khao-co-dien-tich-gan-1000m2-tai-khu-trung-tam-hoang-thanh-thang-long--ha-noi-d119456.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khai quật khảo cổ diện tích gần 1.000m2 tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
    POWERED BY ONECMS & INTECH