Khám phá nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ rác thải ở Việt Nam

28-02-2024 10:34|Thanh Thanh

Nhà máy có công suất xử lý rác thải sinh hoạt 600 tấn/ngày, có thể tạo ra 12MW/h năng lượng xanh.

Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Phú Sơn, thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế dự kiến sẽ vận hành vào tháng 3/2024 và có thể cung cấp hơn 90 triệu kWh điện/năm.

Nhà máy xử lý rác thải và có thể cung cấp khoảng 93 triệu kWh điện xanh mỗi năm

Nhà máy xử lý rác thải và có thể cung cấp khoảng 93 triệu kWh điện xanh mỗi năm

Cụ thể, dự án nhà máy điện rác Phú Sơn (Thừa Thiên-Huế) Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư được khởi công xây dựng từ cuối năm 2021 với tổng mức đầu tư gần 1.700 tỷ đồng trên diện tích quy hoạch khoảng 11,234ha (bao gồm bãi chôn lấp tro bay, trạm phát điện và các công trình phụ trợ khác) tại xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy.

Nhà máy áp dụng mô hình BOO, thời gian hoạt động là 25 năm (bao gồm thời gian xây dựng và thời gian vận hành dự án). Dự án có công suất xử lý rác thải sinh hoạt 600 tấn/ngày, có thể tạo ra 12MW/h năng lượng xanh, sau khi hoàn thành xây dựng xong mỗi năm sẽ xử lý khoảng 220.000 tấn rác thải sinh hoạt và có thể cung cấp khoảng 93 triệu kWh điện xanh.

Đây là nhà máy xử lý rác sinh hoạt lớn nhất tỉnh tính đến thời điểm hiện nay

Đây là nhà máy xử lý rác sinh hoạt lớn nhất tỉnh tính đến thời điểm hiện nay

Theo quy trình, rác thải cung cấp cho nhà máy do Công ty Môi trường và Công trình đô thị Huế đảm trách. Rác trước khi nhập vào được cân, có hệ thống camera giám sát. Rác thải nhập vào khu vực chứa được khép kín, không để mùi hôi bay ra ngoài môi trường, sau đó sẽ được đưa vào lò đốt.

Nhà máy áp dụng mô hình BOO, thời gian hoạt động là 25 năm

Nhà máy áp dụng mô hình BOO, thời gian hoạt động là 25 năm

Rác thải được đốt cháy ở nhiệt độ cao trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo ra hơi nước và khí thải. Hơi nước và nhiệt lượng sẽ giúp turbine hoạt động tạo ra điện năng.

Hệ thống turbine điện của nhà máy điện rác

Hệ thống turbine điện của nhà máy điện rác

Tro xỉ của rác thải sau khi đốt cháy sẽ được thu gom và sàng lọc để tái sử dụng. Tất cả các quy trình này đều được giám sát chặt chẽ qua hệ thống camera.

Tro xỉ của rác thải sau khi đốt cháy sẽ được thu gom và sàng lọc để tái sử dụng

Tro xỉ của rác thải sau khi đốt cháy sẽ được thu gom và sàng lọc để tái sử dụng

Tất cả các quy trình này đều được giám sát chặt chẽ qua hệ thống camera

Tất cả các quy trình này đều được giám sát chặt chẽ qua hệ thống camera

Nước thải của nhà máy sẽ được xử lý qua nhiều hệ thống, đảm bảo các thông số an toàn, sau đó được tuần hoàn sử dụng trong nhà máy, không thải ra ngoài môi trường. Hệ thống quan trắc môi trường tự động được lắp đặt tại nhà máy và các thông số báo về sở Tài nguyên và Môi trường.

Nước thải của nhà máy sẽ được xử lý qua nhiều hệ thống

Nước thải của nhà máy sẽ được xử lý qua nhiều hệ thống

Khu vực chôn lấp tro rác thải được xây dựng ngay bên cạnh nhà máy

Khu vực chôn lấp tro rác thải được xây dựng ngay bên cạnh nhà máy

Nhà máy xử lý rác Phú Sơn là một trong những dự án đầu tiên tại địa phương đưa công nghệ tiên tiến vào giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt phát sinh, tạo ra nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường. Đồng thời, Dự án cũng góp phần giúp thành phố Huế tiếp cận với công nghệ xử lý hiệu quả nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường sống, đảm bảo phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch chung về xử lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố.

>> Nhà máy điện rác lớn nhất Thừa Thiên Huế chính thức vận hành vào tháng 3/2024

Nghề 'độc' kiếm bộn tiền: Nấu chảy rác thải để lấy hàng tấn vàng

Điều kỳ lạ ở thị trấn cao nhất thế giới: Thiếu oxy trầm trọng, rác thải độc hại chất thành núi nhưng người người ùn kéo tới ở

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/kham-nha-may-moi-nam-cung-cap-hon-90-trieu-kwh-dien-nho-rac-thai-o-viet-nam-d116905.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Khám phá nhà máy mỗi năm cung cấp hơn 90 triệu kWh điện nhờ rác thải ở Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH