Bất động sản

'Kho báu' gỗ quý 300 năm tuổi còn sót lại ở xóm nhỏ miền Trung, vua chúa đóng dấu 'thiết mộc' cấm buôn bán

Khuê Vân 15/07/2024 22:09

Hiện nay, khu rừng gỗ này được địa phương quan tâm đưa vào quản lý thành khu rừng đặc dụng, từng bước khai thác bất động sản du lịch sinh thái.

Gỗ lim là loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam. Do đặc tính cứng, chắc nên gỗ lim không bị biến dạng và cong vênh theo thời tiết. Ngoài ra, gỗ lim còn không bị mối mọt tấn công, có khả năng chịu lực nén, vân gỗ dạng xoắn khá đẹp nên dưới triều Nguyễn, gỗ lim được sử dụng vào việc dựng hoàng cung, lăng tẩm, đền đài...

Theo tài liệu Mộc bản triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, thời vua Gia Long đã có những chính sách thu thuế bằng gỗ lim cho người dân vùng xứ Nghệ. Đến triều Minh Mạng, gỗ lim được vua ban cho tên gọi khác bằng chữ Hán là “thiết mộc”. Ngoài việc tha thuế thân cho dân nạp gỗ lim, vị vua thứ 2 triều Nguyễn còn ban tiền gạo cho những hộ thiết mộc (gỗ lim) và đưa ra những hình phạt như lưu đày, đeo gôm nếu mua bán gỗ lim.

Empty

Rừng lim Quỳ Lăng là rừng lim lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Xuân Hoàng

Vị vua này đặc biệt coi trọng loại gỗ này và cho rằng “Gỗ lim Nghệ An tốt hơn cả các hạt khác. Từ trước đến nay, các hộ làm gỗ tìm đẵn hạng tốt thì sung vào chính cung, hạt có tật, có vết và cành ngọn thẳng, nhà nước cũng mua cả. Đến như những cây cong queo, có thể làm được tay co, cũng là vật liệu cần dùng cho thuyền".

>> Tỉnh tập trung nhiều hang động nhất Việt Nam xây tuyến đường bám biển 3.500 tỷ liên kết các tỉnh Bắc Trung Bộ

Trải qua thăng trầm của thời cuộc, ở Nghệ An ngày nay vẫn còn hiện hữu những khu rừng nguyên sinh với nhiều cây lim cổ thụ. Những khu rừng này được xem như tài sản vô giá, báu vật của đất trời.

Khu rừng đó nằm tại xóm Quỳ Lăng, xã Lăng Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Người dân Quỳ Lăng không ai biết chính xác rừng lim này đã bao nhiêu năm tuổi. Tuy nhiên, theo các cụ cao niên trong xã, ít nhất rừng lim được ông cha trồng cách đây khoảng 300 năm...

Empty
Empty

Những cây lim to cả người ôm không hết. Ảnh: Báo Nghệ An

Theo thống kê của xã, hiện toàn bộ rừng lim của địa phương có 2.104 cây lim sống tập trung trên diện tích 106ha. Cùng với những cây lim là vô số cây gỗ quý như gụ, trắc, sến, nhưng tỷ lệ lim trong rừng chiếm tới 70%. Do được trồng từ lâu, nên đường kính của thân cây lim từ 60cm-gần 1m. Đặc biệt lim Quỳ Lăng là giống lim “sâu róm” và lim “xanh”, lõi chắc, hoa văn đẹp, dùng để làm nhà, hoặc đóng đồ gỗ dân dụng rất tốt.

Với diện tích, số lượng cây như vậy, có thể khẳng định, trên vùng đất Nghệ An, không nơi nào có rừng lim như ở Quỳ Lăng. Theo khảo sát của chính quyền, rừng có hàng trăm cây lim, trong đó nhiều thân cây 2-3 người ôm mới xuể. Ước tính tuổi đời các cây hơn 300 năm.

Empty

Rừng bạt ngàn gỗ lim do ông cha trồng từ hàng trăm năm trước. Ảnh: VNE

Gắn liền với rừng lim của đất Quỳ Lăng là con bàu Sừng quanh năm đầy nước, uốn lượn theo các khu vực của rừng lim, tạo thành cảnh quan thơ mộng. Chính vì vậy mà rừng lim Quỳ Lăng ngoài giá trị về di tích bảo tồn vốn có của cha ông để lại, còn tạo được cảnh quan, môi trường sinh thái tự nhiên, tạo được nguồn nước dồi dào gắn liền với đời sống của người dân địa phương từ bao đời nay.

Để bảo vệ tài sản vô giá này, ngày 10/01/2014 UBND tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 112/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch rừng đặc dụng gắn với di tích lịch sử văn hóa cảnh quan trong đó có rừng lim xã Lăng Thành. Mục đích kêu gọi Nhà nước có một số cơ chế chính sách đầu tư để phát triển rừng lim.

Hiện nay, rừng lim Quỳ Lăng đang được các cấp, ngành địa phương quan tâm đưa vào quản lý thành khu rừng đặc dụng, từng bước khai thác bất động sản du lịch sinh thái hấp dẫn trên địa bàn huyện Yên Thành.

>> Hình ảnh nút giao 3.400 tỷ 12 làn xe hiện đại nhất, đẹp nhất TP. HCM sau 1,5 năm thi công

Ngôi chùa 1.000 năm tuổi ở Việt Nam chứa 80 cột tương đương 630m3 gỗ lim quý hiếm lập kỷ lục

Ngôi nhà trăm tuổi làm từ gỗ lim và vàng tâm quý hiếm của quan Tổng đốc Sơn Tây

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/kho-bau-go-quy-300-nam-tuoi-con-sot-lai-o-xom-nho-mien-trung-vua-chua-dong-dau-thiet-moc-cam-buon-ban-241976.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
'Kho báu' gỗ quý 300 năm tuổi còn sót lại ở xóm nhỏ miền Trung, vua chúa đóng dấu 'thiết mộc' cấm buôn bán
POWERED BY ONECMS & INTECH