Khối tài sản ‘khủng’ tại Sacombank (STB) của ông Phan Huy Khang trước khi nhận án tù gồm những gì?

10-06-2024 05:48|Hồ Nga

Sacombank (STB) đang tích cực lên phương án xử lý khối tài sản của gia tộc Trầm Bê, sự kiện khiến nhiều người nhớ tới khối tài sản của ông Phan Huy Khang.

Dư âm mùa ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 nhóm ngành ngân hàng vẫn chưa dứt, các cổ đông của Sacombank (STB) vẫn chưa nguôi chuyện nhiều năm liền không được chia cổ tức trong khi “của để dành” phình to. Tính đến hết năm 2023 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế của Sacombank còn gần 20.400 tỷ đồng; ngoài ra ngân hàng còn có hơn 1.700 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.

“Nút thắt” của việc trì hoãn chia cổ tức của Sacombank, được lãnh đạo ngân hàng trình bày là do số cổ phần mà ông Trầm Bê và những người liên quan nắm giữ chưa được xử lý.

>> Khối tài sản ‘khủng’ của doanh nhân Trầm Bê tại Sacombank (STB) đang ra sao?

Khối tài sản “khủng” của ông Phan Huy Khang trước khi bị bắt

Sacombank có lẽ là một trong số ít các ngân hàng gắn liền tên tuổi với nhiều doanh nhân đình đám nhất. Đầu tiên phải kể đến sáng lập viên Đặng Văn Thành. Khởi nghiệp từ năm 1979 khi mới 20 tuổi, ông Đặng Văn Thành xây dựng nên đế chế Thành Thành Công. Năm 1991 đặt nền móng cho sự ra đời của ngân hàng Sacombank ngày nay. Sacombank cũng là một trong số những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam.

Dựng xây đế chế, thế nhưng, giai đoạn năm 2012 khi cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng diễn ra, ông Đặng Văn Thành đã không thể chống giữ trước game thâu tóm đình đám trong lịch sử ngành ngân hàng của các thế lực khác. Một cuộc “thay máu” diễn ra tại Sacombank ngay trong năm 2012, cái tên Trầm Bê xuất hiện.

Ông Trầm Bê không xuất hiện một mình, mà cùng với đó là ông Phan Huy Khang. Ông Phan Huy Khang nguyên là Tổng Giám đốc Southern Bank trước sáp nhập, và là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Sacombank từ tháng 11/2013.

Tại Sacombank, ông Phan Huy Khang nắm giữ 22,48 triệu cổ phiếu STB, số liệu tính theo báo cáo quản trị năm 2016. Tạm tính theo thị giá hiện nay, khối tài sản này có giá trị khoảng 700 tỷ đồng.

Khối tài sản ‘khủng’ tại Sacombank (STB) của ông Phan Huy Khang trước khi nhận án tù gồm những gì?
Bộ 3 quyền lực Đặng Văn Thành - Trầm Bê và Phan Huy Khang

>> Tái xuất thương trường sau vụ án rúng động ngành ngân hàng, ông Trầm Bê về lại chốn cũ

Năm 2017, biến lớn xảy ra tại Sacombank khi các lãnh đạo dính vòng lao lý trong vụ án liên quan ông Phạm Công Danh: Ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang của Sacombank cùng bị khởi tố, bắt tạm giam. Sacombank "chuyển vận", do doanh nhân Dương Công Minh điều hành.

Với ông Trầm Bê, trước ngày bị khởi tố, bắt tạm giam, thống kê cho thấy khối cổ phiếu mà ông cùng những người liên quan nắm giữ gần 179,3 triệu đơn vị tương ứng tỷ lệ 9,51%.

Tuy vậy trên thực tế, khi vấn đề sáp nhập Southern Bank được đưa lên bàn nghị sự năm 2015, việc chuyển giao cổ phần cũng được đưa vào, là một trong những nội dung của đề án sáp nhập. Theo đó, ông Trầm Bê và gia tộc đã có cam kết “ủy quyền không hủy ngang” cho Ngân hàng Nhà nước toàn bộ số cổ phiếu của mình.

Do vậy, dù đã ra tù cuối năm 2023, dù chưa một lần bán/mua thêm, nhưng số cổ phần trị giá khoảng 5.500 tỷ đồng (theo thị giá cổ phiếu STB hiện nay) của gia đình ông Trầm Bê không còn thuộc quyền quản lý. Sacombank đang đề xuất các phương án để giải quyết.

Trường hợp ông Phan Huy Khang lại khác. Thời điểm bị khởi tố, bắt tạm giam cùng ông Trầm Bê, ông Phan Huy Khang đang sở hữu 22,48 triệu cổ phiếu. Tạm tính theo thị giá hiện nay, số cổ phiếu này có giá trị xấp xỉ 700 tỷ đồng.

Khác với nhiều lãnh đạo khác, gia đình và người thân ông Phan Huy Khang gần như không sở hữu cổ phiếu STB. Do vậy, số cổ phần ông Khang nắm giữ là toàn bộ khối tài sản của ông Khang và người có liên quan tại Sacombank.

Khối tài sản ‘khủng’ tại Sacombank (STB) của ông Phan Huy Khang trước khi nhận án tù gồm những gì?
Bộ 3 Dương Công Minh, Trầm Bê và Phan Huy Khang

>> Doanh nhân Trầm Bê sau 2 'đại án' rúng động ngành ngân hàng giờ ra sao?

Sacombank dưới thời doanh nhân Dương Công Minh

Khi đại án Phạm Công Danh xảy ra, ông Trầm Bê, Phan Huy Khang bị bắt, Sacombank bước vào thời kỳ mới dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh. Dù ý định “chuyển nhà, đổi mã” bất thành, nhưng Sacombank cũng đã đạt được những dấu ấn đáng kể.

Kết quả kinh doanh ghi nhận, từ năm 2017 đến nay Sacombank đều đặn tăng trưởng về lợi nhuận. Tổng lãi sau thuế từ 2017-2023 đạt hơn 24.200 tỷ đồng, trong đó năm 2022 lãi vượt 5.000 tỷ đồng và năm 2023 lãi kỷ lục vượt 7.700 tỷ đồng.

>> Sacombank (STB) sau thời doanh nhân Đặng Văn Thành đang kinh doanh ra sao

32,5% cổ phần Sacombank (STB) của nhóm ông Trầm Bê khó dưới 40.000 đồng/cp khi bán đấu giá

Cơ quan ANĐT Bộ Công an truy tìm ông Đặng Tất Thắng theo tin báo của Sacombank

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khoi-tai-san-khung-tai-sacombank-stb-cua-ong-phan-huy-khang-truoc-khi-nhan-an-tu-gom-nhung-gi-238011.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Khối tài sản ‘khủng’ tại Sacombank (STB) của ông Phan Huy Khang trước khi nhận án tù gồm những gì?
POWERED BY ONECMS & INTECH