Sống

Không cúng cô hồn có được không? Cúng Rằm tháng 7 ở đâu để gia trạch bình yên, không rước cô hồn vào nhà?

Quỳnh Châu 24/08/2023 00:10

Cúng cô hồn là tục lệ của người Việt có từ lâu đời. Tuy nhiên, gia chủ cần đặc biệt lưu ý không làm những điều này nếu không muốn rước vong vào nhà.

Tục lệ cúng cô hồn là một nghi lễ xá tội vong nhân vào tháng 7 âm lịch hàng năm được nhiều người dân thực hiện. Nghi lễ này được thực hiện với mong muốn an ủi phần nào cho các linh hồn khốn khổ của những người từng sống lang thang, chết oan không nơi nương tựa, không người thờ phụng, để họ được hưởng ít hương hoa, đồ thờ cúng ở trần gian.

Nên cúng trong nhà hay ngoài trời?

Cúng rằm tháng 7 là một phong tục truyền thống của các gia đình Việt Nam trong dịp tháng 7 âm lịch. Rằm tháng 7 còn trùng vào dịp lễ Vu Lan của Phật giáo cũng như lễ "xá tội vong nhân" (hay còn gọi là cúng cô hồn) trong văn hóa dân gian Việt Nam nên thường các gia đình sẽ chuẩn bị ít nhất 2 mâm cúng, 1 mâm cúng trong nhà và 1 mâm cúng chúng sinh ngoài trời.

Với lễ cúng rằm tháng 7 trong nhà, lễ cúng không khác mấy so với những lễ cúng thông thường trong những ngày rằm hay lễ Tết khác. Các gia đình thường sẽ chuẩn bị hương, hoa, rượu, xôi, vàng mã, quần áo, hài giấy... và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp mắt.

Ngoài ra, những gia đình nào thờ Phật thì có thể chuẩn bị thêm một mâm cỗ chay hoặc thay thế mâm cỗ mặn bằng mâm cỗ chay cũng đều được. Lễ cúng gia tiên, cúng thần linh, đức Phật thường được các gia đình làm tại khu vực thờ phụng trong nhà.

Empty

Riêng với mâm cúng chúng sinh (cúng cô hồn) là lễ cúng chỉ có trong dịp "xá tội vong nhân" rằm tháng 7 âm lịch hằng năm. Bởi theo quan niệm từ xa xưa của người Việt, tháng 7 âm lịch là thời điểm tất cả các vong hồn được về nhân giới, trong đó có rất nhiều quỷ đói. Ngày rằm tháng 7 là lúc cửa Âm phủ đóng lại, các cô hồn phải trở về địa ngục nên người ta thường chuẩn bị những mâm cúng chúng sinh cho các cô hồn, quỷ đói đó để mong chúng không ở lại nhân gian quấy nhiễu cuộc sống của gia đình.

Mâm cúng chúng sinh thường được làm ở ngoài trời vào lúc chiều tối, có thể cúng vào những ngày trước rằm cũng được nhưng nhất định phải hoàn thành trước 12h đêm ngày 15/7 âm lịch. Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 thường có những lễ sau:

- Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

- Tiền chúng sinh (tiền trinh), hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc).

- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.

- Kẹo bánh, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- Nếu cúng thêm cháo thì thêm mâm gạo muối (5 bát, 5 đôi đũa hoặc thìa).

Ngoài ra, trong lễ cúng chúng sinh rằm tháng 7, bạn cũng nên lưu ý tuyệt đối không cúng xôi, gà. Khi rải tiền vàng ra mâm, để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3 - 5 - 7 cây hương, người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày).

Nếu không cúng cô hồn gia chủ có bị sao không?

Rất nhiều nhà tổ chức lễ cúng xá tội vong nhân, một số người có thắc mắc, nếu họ không tổ chức nghi lễ này thì có sao không. Theo các nhà sư, cúng cô hồn có thể cúng, có thể không, vì đây là bố thí, làm phúc chứ không bắt buộc. Nếu muốn và có tâm thì làm, còn làm vì mục đích khác thì chưa thể hiện đúng tinh thần nghi lễ này và không nên làm.

Một số điểm cần lưu ý cần tuyệt đối tránh trong lễ cúng

Empty

Không cúng cô hồn trong nhà

Đây là điểm cực kỳ quan trọng gia chủ cần lưu ý. Cúng thí thực (hướng tới các vong linh ngạ quỷ khổ đói) - kể cả rằm tháng 7, tháng 8 hay mùng 1 và rằm khác, lễ động thổ, cất nóc, tân gia… đều tuyệt đối không cúng chúng sinh trong phần đất nhà mình. Hãy rải bạt xuống đất, ngoài địa giới đất nhà mình rồi bày đồ cúng lên đó.

Lưu ý nhất định phải là phần đất bên ngoài nhà mình. Cúng thí thực là để cho những oán linh, vong linh bơ vơ, nếu làm lễ cúng này trong nhà thì không khác gì mời cô hồn vào nhà. Vong tốt thì nương nhờ gia chủ, vong xấu thì đeo bám gia chủ, khiến cuộc sống bị ảnh hưởng và người dân thì không sao biết được đâu là vong tốt, đâu là vong xấu.

Không đọc tên tuổi địa chỉ cúng vong

Vong có thiện vong và tà vong, cho nên văn khấn cúng cô hồn không nên khấn hay ghi tên tuổi địa chỉ gia đình. Các thầy cúng chuyên nghiệp đều biết việc này. Người dân tự khấn vái ở nhà càng tuyệt đối không đọc tên tuổi địa chỉ nhà ở.

Tránh mắc màu u ám khi thực hiện nghi lễ cúng

Khi cúng xá tội vong nhân ngoài trời mặc trang phục nghiêm chỉnh. Tránh mặc màu u ám (như đen toàn bộ, xám toàn bộ).

Tránh để thai phụ, người già yếu làm lễ cúng

Tuyệt đối không để phụ nữ có thai, người già yếu (trên 60 tuổi) tham gia lễ cúng. Phong thủy cho rằng ngoài 60 tuổi là đã qua 1 vòng hoa giáp, dương khí có xu hướng xuống, nên vui lòng không ở gần mâm cúng cô hồn khi đã lên hương, bởi lúc đó nhiều oán linh, cô hồn tới tranh ăn sẽ ảnh hưởng tới nhân khí yếu ớt của người già.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Trước Rằm tháng 7 âm lịch, 5 con giáp vượng vận vô biên, phát tài nhanh chóng, ngồi không cũng giàu

Trước Rằm tháng 7 âm lịch, 5 con giáp vượng vận vô biên, phát tài nhanh chóng, ngồi không cũng giàu

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương: Kiêng kỵ đầu tư trong tháng 7 âm lịch là sai lầm ngờ nghệch

Cúng rằm tháng 7 Âm lịch nên làm cỗ chay hay cỗ mặn?

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/khong-cung-co-hon-co-duoc-khong-cung-ram-thang-7-o-dau-de-gia-trach-binh-yen-khong-ruoc-co-hon-vao-nha-d107584.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Không cúng cô hồn có được không? Cúng Rằm tháng 7 ở đâu để gia trạch bình yên, không rước cô hồn vào nhà?
POWERED BY ONECMS & INTECH