Việc ECB tăng lãi suất sau khi lạm phát gây ra ảnh hưởng lớn hơn các vấn đề của một số ngân hàng thế giới hiện nay.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa tuyên bố tăng các mức lãi suất chủ chốt thêm 0,5%, đưa lãi suất chính lên mức 3% trong bối cảnh các ngân hàng vừa trải qua nhiều cú sốc trong thời gian gần đây.
Việc ECB tăng lãi suất là bởi lạm phát gây ra ảnh hưởng lớn hơn các vấn đề của một số ngân hàng thế giới hiện nay. Đồng thời, theo thông tin mới nhất, Ngân hàng trung ương của 20 quốc gia sử dụng đồng euro cũng đã nâng lãi suất tiền gửi lên 3% - mức cao nhất kể từ cuối năm 2008, do lạm phát được cho cho là vượt quá mục tiêu 2%.
Tuần trước, lĩnh vực ngân hàng chịu nhiều áp lực khi chính quyền Mỹ cho rằng ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) mất khả năng thanh toán. Sự kiện này đã khiến các chi nhánh của SVB trên thế giới sụp đổ theo, và dấy lên lo ngại liệu các ngân hàng trung ương có đang mạnh tay tăng lãi suất hay không.
Tuy nhiên, Chủ tịch ECB cũng cho rằng tình trạng hỗn loạn trên thị trường trong thời gian qua không giống với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Các quan chức Châu Âu cũng khẳng định: "Tình hình ở châu Âu khác với ở Mỹ, mức độ tập trung tiền gửi ở khu vực ít hơn, dòng tiền gửi có vẻ ổn định hơn. Mặt khác, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng châu Âu đều có vốn hóa tốt".
Phía ECB nhấn mạnh lĩnh vực ngân hàng của khu vực đồng euro "có sức chống chịu tốt và thanh khoản cao".
Sau khi cổ phiếu của các ngân hàng khu vực đồng Euro đã rơi tự do trong tuần này do sự ảnh hưởng từ sự cố SVB và Credit Suisse. Trong ngày 16/3, rộ thông tin NHTW Thụy Sĩ đã “bơm” cho Credit Suisse khoản cứu trợ 54 tỷ USD nhằm tăng cường tính thanh khoản.
Động thái này đủ lớn để khiến cổ phiếu của ngân hàng này tăng khoảng 20% và kéo theo các cổ phiếu của ngân hàng khác.
ECB cam kết hỗ trợ nếu cần
Thực tế, ECB cũng đã nâng lãi suất trong 6 cuộc họp liên tiếp kể từ tháng 7/2022 (tổng cộng 3,5 điểm phần trăm).
Bên cạnh đó, sau nhiều “biến động” trên thế giới, một số nhà đầu tư tài chính đã mong rằng ECB sẽ lựa chọn mức tăng nhỏ hơn là 0,25 điểm phần trăm. Họ cũng đang kỳ vọng ECB sẽ đặt mức lãi suất cao nhất là 3,25% so với mức 4,1% được dự báo vào tuần trước.
ECB đã điều chỉnh kỳ vọng lạm phát của mình. Cơ quan này dự báo lạm phát trung bình trong năm nay và năm sau lần lượt là 5,3% và 2,9%, thấp hơn dự báo được đưa ra hồi tháng 12/2022 (6,3% và 3,4%). Trong tháng 12/2022, NHTW này dự báo lạm phát ở mức 6.3% trong năm 2023 và 3.4% trong năm 2024.
Lo lắng chính hiện tại của ECB là chính sách tiền tệ có thể vận hành không như mong muốn nếu như thế giới xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện. Điều đó khiến ECB rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi vừa phải đề cao nhiệm vụ chống lạm phát vừa muốn duy trì sự ổn định tài chính.
Đại diện của ECB cũng cho biết: “Hội đồng quản trị đang theo dõi sát sao tình hình không ổn định hiện tại và sẽ có phương thức ứng phó cần thiết để duy trì sự ổn định giá cả và thị trường tài chính”.
Giá vàng thế giới tăng, cổ phiếu Hàn Quốc lao dốc sau vụ thiết quân luật
ECB không cam kết với lộ trình lãi suất cố định - Điều này có ý nghĩa gì với nền kinh tế Châu Âu?