Không phải công nghệ, đây mới là lĩnh vực có nhiều tỷ phú nhất

22-10-2022 14:42|Diễm Quỳnh

Tài chính và Đầu tư là lĩnh vực tạo ra nhiều tỷ phú nhất cho thế giới. Từ vị trí số 2 của năm ngoái, lĩnh vực công nghệ đã rớt xuống vị trí thứ 3 trong năm nay.

Theo bảng xếp hạng của Forbes, thế giới hiện có 2.668 người có tài sản từ 1 tỷ USD, giảm 87 người so với năm ngoái. Dù là lĩnh vực có nhiều tỷ phú nằm trong top 10 nhưng công nghệ lại không phải là ngành có nhiều tỷ phú nhất hành tinh.

Tài chính và Đầu tư

ty-phu-warren-buffett.jpg
Tỷ phú Warren Buffett, Chủ tịch và CEO Berkshire Hathaway.

Số lượng tỷ phú: 393, chiếm 15%.

Người giàu nhất: Warren Buffett (118 tỷ USD), Chủ tịch và CEO Berkshire Hathaway – Tập đoàn sở hữu cổ phần ở hơn 60 doanh nghiệp, bao gồm Duracell và Dairy Queen.

Năm nay, ngành có nhiều tỷ phú nhất tiếp tục là tài chính và đầu tư với 393 tỷ phú, chiếm gần 15% danh sách. Lĩnh vực này bao gồm quỹ đầu cơ và các ông trùm cổ phần tư nhân, các chủ ngân hàng truyền thống và các nhà sáng lập fintech, các nhà quản lý tiền tệ, các nhà đầu tư mạo hiểm và các tỷ phú đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Người giàu nhất trong ngành này là Warren Buffett - Giám đốc điều hành của Tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway. Tập đoàn hiện có giá trị ước tính 118 tỷ USD, tăng hơn 22 tỷ USD so với năm ngoái.

Changpeng Zhao hay còn được gọi là “CZ”, là người giàu thứ hai về tài chính trong danh sách năm nay. CZ đã thành lập sàn giao dịch tiền điện tử Binance và phát triển nó trở thành một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Theo ước tính, Forbes đã chốt tài sản của CZ là 65 tỷ USD – tăng 1,9 tỷ USD so với năm ngoái. Giao dịch tiền điện tử đã thành công và giúp cho tài sản của CZ tăng mạnh.

Sản xuất

ty-phu-he-xiangjian.jpg
Tỷ phú He Xiangjian, nhà sáng lập hãng sản xuất thiết bị gia dụng Midea Group.

Số lượng tỷ phú: 337, chiếm 13%.

Người giàu nhất: He Xiangjian (28,3 tỷ USD), nhà sáng lập hãng sản xuất thiết bị gia dụng Midea Group. 

Dù bị cản trở bởi sự chậm lại của chuỗi cung ứng (bao gồm cả vụ chìm tàu ​​hàng cao cấp) nhưng sản xuất vẫn là lĩnh vực xếp thứ hai về số lượng các tỷ phú với 337 người.

Nhu cầu từ người tiêu dùng và doanh nghiệp đối với hàng hóa không ngừng tăng lên giúp lĩnh vực sản xuất có thêm 36 tỷ phú mới

Người giàu nhất trong ngành sản xuất là He Xiangjian với tài sản 28,3 tỷ USD. Ông là nhà sáng lập hãng sản xuất thiết bị gia dụng Midea Group. Tập đoàn này hiện có hơn 200 công ty con và giao dịch trên sàn chứng khoán Thâm Quyến.

Công nghệ

ty-phu-elon-musk.jpg
Tỷ phú Elon Musk, người đồng sáng lập kiêm CEO của Tập đoàn Tesla.

Số lượng tỷ phú: 332, chiếm 12%.

Người giàu nhất: Elon Musk (219 tỷ USD), người đồng sáng lập kiêm CEO của Tập đoàn Tesla. Ông cũng sở hữu cổ phần những công ty công nghệ khác như Công nghệ thăm dò không gian (tổng giá trị 46,9 tỷ USD), The Boring Company (3,33 tỷ USD), mạng xã hội Twitter (3,8 tỷ USD).

Ngành công nghệ là một trong những ngành mũi nhọn vì giúp thúc đẩy sự đổi mới trên toàn cầu. Internet phát triển cũng là một trong những động lực thúc đẩy các ngành công nghệ vươn lên mạnh mẽ.

Lĩnh vực này đang có 332 tỷ phú, trở thành ngành có nhiều tỷ phú thứ ba trong năm nay, giảm 1 bậc so với năm ngoái.

Người giàu nhất trong lĩnh vực công nghệ chính là Elon Musk. Năm 2022, khối tài sản của ông tăng mạnh từ 151 tỷ USD lên 219 tỷ USD nhờ Tesla lập kỷ lục doanh số. Hiện nay, Elon Musk cũng là người dẫn đầu trong danh sách tỷ phú thế giới.

Người giàu thứ 2 thế giới cũng là một tỷ phú công nghệ. Đó là Jeff Bezos với khối tài sản 171 tỷ USD. Ông là nhà sáng lập gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon. Bezos cũng là chủ của tờ Washington Post và công ty Blue Origin.

Bill Gates - người đồng sáng lập và cựu CEO Microsoft là người giữ vị trí thứ tư trong số những người giàu nhất thế giới và thứ ba nếu tính riêng tỷ phú công nghệ. So với năm ngoái, khối tài sản của ông tăng nhẹ từ 124 tỷ USD lên 129 tỷ USD, chủ yếu từ cổ phiếu và các khoản đầu tư của gia đình ông, được quản lý thông qua Cascade Investment.

Bán lẻ

ty-phu-bernard-arnault.jpg
Tỷ phú người Pháp Bernard Arnault , Chủ tịch và CEO LVM.

Số lượng tỷ phú: 250, chiếm 9%.

Người giàu nhất: Bernard Arnault (158 tỷ USD), Chủ tịch và CEO LVMH – tập đoàn sở hữu hơn 70 thương hiệu xa xỉ, bao gồm Louis Vuitton, Tiffany & Co. và Sephora.

Ở vị trí thứ tư là nhóm ngành bán lẻ với 250 ông trùm làm giàu từ nhiều loại hình kinh doanh, bao gồm các thương hiệu cao cấp, công ty quần áo thể thao và chuỗi cửa hàng tạp hóa.

Bernard Arnault vẫn ở vị trí đầu bảng với giá trị ước tính 141 tỷ USD. Ông được biết đến với tư cách là người đứng đầu tập đoàn xa xỉ LVMH, công ty sở hữu các thương hiệu như Hennessy và Louis Vuitton.

Một tỷ phú mới đến trong lĩnh vực thời trang là Zhang Congyuan - Chủ tịch của công ty Đài Loan Huali Industrial Group, một nhà sản xuất theo hợp đồng giày thể thao.

Falguni Nayar - người phụ nữ tự thân giàu nhất Ấn Độ, gia nhập danh sách với số tài sản ước tính 4,5 tỷ USD sau khi xây dựng nhà bán lẻ thời trang và làm đẹp Nykaa, ra mắt công chúng vào tháng 11 năm ngoái.

Chăm sóc sức khỏe

ty-phu-cyrus-poonawalla.jpg
Tỷ phú Cyrus Poonawalla, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới.

Số lượng tỷ phú: 217, chiếm 8%.

Người giàu nhất: Cyrus Poonawalla (24,3 tỷ USD), người sáng lập Viện Huyết thanh của Ấn Độ, nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới (theo liều lượng).

Chăm sóc sức khỏe đứng thứ năm trong danh sách ngành có nhiều tỷ phú với 217 người.

Jeff Tangney là tỷ phú mới hàng đầu trong lĩnh vực này với tài sản trị giá khoảng 2,4 tỷ đô la sau khi thành lập Doximity, một nền tảng xã hội dành cho các bác sĩ được niêm yết vào tháng 6 năm ngoái.

Anh em Dilip và Anand Surana của Ấn Độ cũng góp mặt vào danh sách những tỷ phú trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Họ điều hành nhà sản xuất thuốc Micro Labs, chuyên cung cấp các loại thuốc điều trị tim và giảm đau cho thị trường Châu Á – Thái Bình Dương.

Thực phẩm và đồ uống

Số lượng tỷ phú: 203, chiếm 8%.

Người giàu nhất: Zhong Shanshan (65,7 tỷ USD), Chủ tịch hãng nước đóng chai Nongfu Spring. Ông cũng sở hữu công ty dược phẩm Beijing Wantai Biological Pharmacy.

Bất động sản

Số lượng tỷ phú: 193, chiếm 7%.

Người giàu nhất: Lee Shau Kee (32,6 tỷ USD), đồng sáng lập tập đoàn bất động sản Sun Hung Kai.

Đa ngành

Số lượng tỷ phú: 180, chiếm 7%.

Người giàu nhất: Mukesh Ambani (90,7 tỷ USD), Chủ tịch Reliance Industries – tập đoàn đầu tư trong các lĩnh vực hóa dầu, bán lẻ, viễn thông...

Truyền thông và Giải trí

Số lượng tỷ phú: 109, chiếm 4%.

Người giàu nhất: Michael Bloomberg (82 tỷ USD), đồng sáng lập công ty truyền thông và thông tin tài chính Bloomberg LP.

Năng lượng

Số lượng tỷ phú: 95, chiếm 4%.

Người giàu nhất: Fan Hongwei (18,2 tỷ USD), Chủ tịch nhà cung cấp sợi Hengli Petrochemical - công ty sản xuất polyester và dệt may.

Lộ diện 10 tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2022

Kỹ năng được các nhà tuyển dụng săn đón nhiều nhất hiện nay, có thể mang lại thu nhập 4 tỷ đồng/năm

Dự án mới toanh của Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Lấn sân lĩnh vực công nghệ, khai phá tiềm năng thị trường tài sản số

Bình Phước: Kêu gọi các doanh nghiệp châu Âu đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao

Bài thuộc chủ đề Dịch vụ, Bán lẻ
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/khong-phai-cong-nghe-day-moi-la-linh-vuc-co-nhieu-ty-phu-nhat-154647.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Không phải công nghệ, đây mới là lĩnh vực có nhiều tỷ phú nhất
POWERED BY ONECMS & INTECH