Không ‘thua kém’ Trung Quốc, quốc gia châu Á mạnh tay xây siêu cảng top 10 thế giới
Cảng này là cửa ngõ quan trọng cho giao thương kinh tế ra Thái Bình Dương và các nước Á – Âu.
Nằm trên bờ biển phía Nam Hàn Quốc, siêu cảng Busan là minh chứng cho lịch sử hàng hải nơi đây. Cảng này là cửa ngõ quan trọng cho giao thương kinh tế ra Thái Bình Dương và các nước Á – Âu. Trải qua nhiều năm, cảng đã được mở rộng, hiện đại hóa để trở thành cảng lớn nhất Hàn Quốc cũng như là 1 trong 10 cảng lớn nhất thế giới và có vai trò vô cùng quan trọng.
Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng cho giao thương kinh tế ra Thái Bình Dương và các nước Á – Âu |
Theo trang Silver-runner, cảng Busan là tài sản quý giá của nền kinh tế Hàn Quốc và cho thấy sự đổi mới trong công nghệ của quốc gia này. Cảng Busan có diện tích khoảng 12km2 và nằm trên đảo Yong. Cảng có 37 bến container và 8 bến hàng hóa tổng hợp, tổng cộng 190 bến.
Cảng Busan có một số đặc điểm khiến nơi đây trở thành cảng hàng đầu ở Hàn Quốc và thế giới. Thứ nhất, cảng có một bến cảng nước sâu tự nhiên có thể tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải lên đến 200.000 DWT.
Cảng Busan có một số đặc điểm khiến nơi đây trở thành cảng hàng đầu ở Hàn Quốc và thế giới |
Chưa hết, cảng Busan cũng sở hữu hệ thống dịch vụ cảng toàn diện tích hợp hậu cần, kho bãi, phân phối, chế biến, thương mại, tài chính, thông tin và các chức năng khác. Nơi này cũng có kết nối nội địa mạnh mẽ thông qua đường cao tốc, đường sắt,....Nó cũng có một sân bay quốc tế kết nối với hơn 80 điểm đến trong và ngoài nước.
Đặc biệt, cảng Busan được trang bị tự động hóa giúp nâng cao hiệu quả công việc và mức độ an toàn, điển hình như tích hợp nhà ga container tự động, cần cẩu thông minh, hệ thống giám sát thông minh và phân tích dữ liệu lớn.
Cảng Busan kết nối nhiều và đa dạng với các cảng khác trên thế giới. Theo trang web chính thức, cảng này đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 500 cảng từ hơn 100 quốc gia và khu vực.
Cảng Busan xử lý nhiều loại hàng hóa khác nhau. Theo báo cáo thường niên năm 2020, cảng đã xử lý tổng cộng 440 triệu tấn hàng hóa và 21,9 triệu TEU container trong năm đó.
Được biết, để duy trì lợi thế so với các đối thủ, cảng Busan đã phải tiếp tục đổi mới và đa dạng hóa dịch vụ của mình. Một trong những chiến lược của cảng là phát triển khái niệm cảng xanh, nhằm mục đích giảm tác động đến môi trường và nâng cao tính bền vững của cảng.
Một chiến lược khác là khám phá các thị trường và lĩnh vực mới có tiềm năng tăng trưởng, như du lịch tàu biển, hậu cần thương mại điện tử, chuỗi cung ứng lạnh, hậu cần đô thị và hậu cần xanh.
Theo thông tin trên Seatrade Maritime, cảng Busan đang có kế hoạch mở rộng, dự kiến kéo dài đến giai đoạn năm 2040-2050. Tổng chi phí cho dự án mở rộng có thể vào khoảng 32 tỷ USD sau khi hoàn thành.
Theo Silver-runner, Seatrade Maritime
>> Trung Quốc xây siêu cảng ở ngay 'sân sau' của Mỹ, Washington lo lắng