Khu thương mại tự do sẽ là cú hích, động lực mới để TP đáng sống nhất Việt Nam phát triển kinh tế xã hội
Hiện nay, thành phố hiện đang lấy ý kiến về 4 vị trí đề xuất thành lập các khu chức năng thuộc Khu Thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng Liên Chiểu.
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 và được thực hiện trong 5 năm.
Đáng chú ý, Quốc hội đồng ý thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu. Đây là mô hình không còn mới với thế giới nhưng lần đầu có ở Việt Nam.
Theo đề xuất, khu Thương mại tự do Đà Nẵng sẽ có 3 phân khu là phân khu logistics gắn với cảng biển Liên Chiểu, phân khu sản xuất gắn với khu công nghệ cao và phân khu dịch vụ thương mại.
>> Dự án khu đô thị hơn 43ha của Phát Đạt (PDR) tại tỉnh Bình Định đón tin vui
Hiện nay, TP. Đà Nẵng hiện đang lấy ý kiến về 4 vị trí đề xuất thành lập các khu chức năng thuộc Khu Thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng Liên Chiểu vừa được Quốc hội thông qua.
Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhận định: "Khu Thương mại tự do Đà Nẵng sẽ là cú hích, động lực mới để thành phố phát triển kinh tế xã hội trong tương lai". Nguồn ảnh: Internet |
Ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhận định: "Khu Thương mại tự do Đà Nẵng sẽ là cú hích, động lực mới để thành phố phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Nếu cơ chế chính sách đặc thù mới này, đặc biệt là Khu thương mại tự do thì chúng tôi rất kỳ vọng vào sự đầu tư của nhiều nhà đầu tư chiến lược vào thành phố Đà Nẵng".
Ông Bùi Bá Nghiêm, đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết, việc Quốc hội cho phép TP. Đà Nẵng được thí điểm thành lập Khu thương mại tự do là chủ trương lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, là động lực lớn để kinh tế TP. Đà Nẵng nói riêng và kinh tế vùng nói chung phát triển.
Tại hội nghị, Cục Xúc tiến thương mại cho biết thêm rằng, Đà Nẵng, với vị trí chiến lược cùng hệ thống hạ tầng hiện đại hiện đại bao gồm cảng biển nước sâu, sân bay quốc tế, và các cửa ngõ giao thương đường bộ lẫn đường biển, cùng vai trò là điểm cuối của Hành lang kinh tế Đông - Tây tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các luồng hàng hóa giao thương, kết nối, đầu tư quốc tế và nội địa, là cơ sở quan trọng trong định hướng thúc đẩy thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics, thương mại của khu vực miền Trung, đặt nền móng cho việc thiết lập Khu thương mại tự do.
Cộng hưởng với Khu thương mại tự do Đà Nẵng, Cảng Liên Chiểu cũng đang được đầu tư khẩn trương nhằm khai thác tối đa lợi thế giao thương của thành phố. Qua đó, một khu vực năng động và giàu tiềm năng sẽ được hình thành, thu hút các tập đoàn quốc tế xây dựng các trung tâm mua sắm tập trung kết hợp với các dịch vụ chất lượng cao, đa dạng hóa hoạt động thương mại và dịch vụ gắn liền với vai trò trung tâm của TP. Đà Nẵng.
Không chỉ dừng lại ở đó, khu thương mại tự do còn được kết nối hiệu quả với khu công nghệ cao, nơi được kỳ vọng phát triển thành một cộng đồng công nghệ thông tin chất lượng cao tương tự như Thung lũng Silicon tại Mỹ. Khi đi vào hoạt động, khu vực này hứa hẹn sẽ thu hút mạnh mẽ các nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia công nghệ từ khắp nơi trên thế giới đến làm việc và cống hiến.
Theo đánh giá của các chuyên gia, thế kiềng ba chân gồm Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Cảng Liên Chiểu - Khu công nghệ cao sẽ tạo ra tác động mạnh mẽ đến du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng. Từ đây, sự phát triển sẽ lan tỏa sang các lĩnh vực liên quan, đặc biệt thúc đẩy mạnh mẽ thị trường bất động sản khu vực Tây Bắc.
Với sự hình thành của Khu thương mại tự do, Đà Nẵng sẽ trở thành điểm đến thu hút đội ngũ chuyên gia, doanh nhân và trí thức quốc tế đến sinh sống lâu dài. Điều này sẽ mở ra tiềm năng lớn cho phân khúc bất động sản cao cấp, với các khu đô thị được quy hoạch bài bản, đầy đủ tiện ích phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Để đáp ứng nhu cầu nhà ở trong giai đoạn mới, các chuyên gia nhận định rằng thị trường bất động sản Đà Nẵng hiện không chỉ tập trung vào các nhu cầu ở nhỏ lẻ mà cần phát triển theo hướng toàn diện, tích hợp đầy đủ các dịch vụ, thương mại, và tiện ích, trong đó, phân khúc cao cấp sẽ ngày càng được chú trọng, đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng là chuyên gia và doanh nhân, bao gồm cả bất động sản đô thị để ở và bất động sản thương mại dịch vụ.
Hiện nay, nhiều dự án bất động sản đã được phê duyệt và khởi công tại khu vực Tây Bắc Đà Nẵng, thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng của thành phố trong việc phát triển hạ tầng đô thị, sẵn sàng phục vụ cho sự hình thành Khu thương mại tự do.
Sự phát triển của khu thương mại tự do, cảng Liên Chiểu và các khu công nghiệp sẽ tạo ra một cú hích lớn cho kinh tế thành phố, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho người dân và doanh nghiệp. Việc này không chỉ giúp Đà Nẵng xây dựng một nền tảng kinh tế vững chắc mà còn hướng tới một tương lai bền vững cho cả khu vực miền Trung.
Theo báo cáo Expat Insider 2022 của tổ chức InterNations, Việt Nam xếp hạng 7 trong danh sách 52 quốc gia lý tưởng nhất cho người nước ngoài sinh sống, trong đó Đà Nẵng là một trong những lựa chọn hàng đầu. Trước đó, vào năm 2018, tạp chí du lịch Live and Invest Overseas cũng đã vinh danh Đà Nẵng là một trong 10 địa điểm đáng sống nhất thế giới.
>> TP. HCM: Đã có 8 dự án bất động sản được gỡ vướng pháp lý