Kinh Bắc City (KBC) ước lãi lớn quý III nhờ bàn giao 16ha còn lại tại KCN Quang Châu mở rộng
Theo MBS, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm BĐS KCN sẽ đồng loạt tăng trưởng so với cùng kỳ 2023.
Nhờ dòng vốn FDI tích cực từ đầu năm, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản khu công nghiệp (BĐS KCN) trong quý III vẫn sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt. Trong 8 tháng đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký và giải ngân đã tăng lần lượt 7% và 8% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, CTCP Chứng khoán MB (MBS) đánh giá mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ròng của các doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau do sự khác biệt về thời điểm bàn giao đất.
Dự phóng KQKD nhóm BĐS KCN. Nguồn: MBS |
Theo MBS, Tổng Công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc (Kinh Bắc City - KBC) sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng đột biến từ nền thấp của cùng kỳ năm ngoái nhờ bàn giao 16ha đất còn lại tại KCN Quang Châu mở rộng. MBS dự phóng lợi nhuận ròng của KBC trong quý III sẽ tăng 2999% (gần 31 lần) so với cùng kỳ.
Ngoài KBC, MBS cũng đánh giá lợi nhuận ròng của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp (BCM) sẽ cao gấp 3 lần so với cùng kỳ nhờ việc chuyển nhượng đất dân cư cho CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC).
Trái ngược với KBC và BCM, MBS cho rằng kết quả kinh doanh (KQKD) của Tổng công ty IDICO (IDC) và CTCP Sonadezi Châu Đức (SZC) trong quý 3 thường thấp hơn so với các quý khác trong năm. MBS dự phóng lợi nhuận ròng của hai doanh nghiệp này chỉ tăng nhẹ nhờ các hợp đồng ghi nhớ (MOU) đã ký.
Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp thuộc nhóm BĐS KCN sẽ có KQKD cao hơn so với cùng kỳ năm 2023. Các doanh nghiệp có mảng kinh doanh cao su sẽ được hưởng lợi từ việc giá cao su thế giới tăng mạnh kể từ đầu năm.
Nguyên nhân là do nguồn cung thiếu hụt bởi điều kiện thời tiết không thuận lợi, trong khi nhu cầu vẫn tăng, dù thị trường tiêu thụ tại Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại. Điều này giúp KQKD của các công ty cao su duy trì tích cực đến cuối năm.
MBS dự phóng lợi nhuận ròng của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) có thể tăng 182% so với cùng kỳ năm trước nhờ giá bán cao su cao. Tương tự, lợi nhuận ròng của CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) có thể tăng hơn 35% so với cùng kỳ nhờ giá bán cao và khoản thu từ việc thanh lý cây cao su được ghi nhận trong quý này.
>>Dự báo KQKD ngành dầu khí quý III/2024: PVS bứt phá, BSR bất ngờ lao dốc
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép cán nguội từ Trung Quốc
Trương Mỹ Lan từng huy động 500 tỷ đồng ngày 29 Tết để cứu Tổng Giám đốc Lavifood từ Campuchia?