Đường sắt cao tốc Bắc Nam quy mô 67 tỷ USD: Yêu cầu đảm bảo hướng tuyến thẳng nhất có thể
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GTVT gửi Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao trước ngày 7/10/2024.
Theo tin từ Xaydungchinhsachphapluat, ngày 30/9/2024, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 441/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Đồng thời, báo cáo rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao gắn với công nghệ cao, hiện đại… và giải trình rõ hơn lý do tại sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250km/h.
Đáng chú ý, về hướng tuyến, yêu cầu đảm bảo hướng tuyến thẳng nhất có thể.
Ảnh minh họa đường sắt cao tốc Bắc Nam |
>> Đường sắt cao tốc Bắc Nam: Khẩn trương báo cáo cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h
Ngoài ra, Phó Thủ tướng chỉ đạo, việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, độc lập tự chủ để hình thành một ngành công nghiệp đường sắt nói chung, gồm đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia.
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam có chiều dài 1.541km, quy mô đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa. Hạ tầng được thiết kế với tốc độ 350km/h. Toàn tuyến bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa.
Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM). Theo Bộ GTVT, tổng mức đầu tư dự án ước khoảng 67,34 tỷ USD.
>> Đường sắt cao tốc Bắc - Nam 67 tỷ USD: Điểm danh loạt doanh nghiệp hưởng lợi lớn
Đường sắt cao tốc Bắc Nam: Khẩn trương báo cáo cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam 67 tỷ USD: Điểm danh loạt doanh nghiệp hưởng lợi lớn