Vay ngân hàng là hình thức nhằm hỗ trợ tài chính phục vụ cho các nhu cầu sử dụng vốn của cá nhân, gia đình. Đây là một trong những xu hướng được lựa chọn rất nhiều hiện nay.
Không ít người từng lầm tưởng rằng đại lý ô tô là nơi cho khách hàng mua xe trả góp. Nhưng thực tế ngân hàng mới chính là nơi cho người mua vay tiền mua ô tô trả góp.
Khi mua xe trả góp, đại lý bán xe sẽ giới thiệu cho người mua các ngân hàng có chính sách cho vay tiền (các ngân hàng này thường có sự liên kết hợp tác với bên bán xe) hoặc người mua tự chọn ngân hàng để vay.
Lãi suất mua ô tô trả góp mới nhất cuối tháng 10/2022
Ngân hàng |
Lãi suất ưu đãi các tháng đầu (%/năm) |
Hạn mức tối đa (% giá trị xe) |
Kỳ hạn tối đa |
|||
6 tháng |
12 tháng |
24 tháng |
36 tháng |
|||
Techcombank |
8,29 |
80% |
7 năm |
|||
VPBank |
8,49 |
9,49 |
100% |
7 năm |
||
Vietcombank |
8,4 |
9,1 |
9,5 |
100% |
5 năm |
|
BIDV |
7,8 |
8,8 |
100% |
7 năm |
||
Vietinbank |
7,7 |
80% |
5 năm |
|||
VIB |
8,3 |
9,6 |
80% |
8 năm |
||
TPBank |
8,2 |
9,5 |
100% |
7 năm |
||
Shinhan Bank |
7,69 |
8,49 |
9,69 |
100% |
5 năm |
|
OCB |
7,99 |
9,49 |
80% |
10 năm |
||
MSB |
6,99 |
7,99 |
95% |
25 năm |
Bảng tính lãi suất vay mua ô tô
Mua ô tô trả góp là hình thức vay tiền ngân hàng (hoặc công ty tài chính – tín dụng) để mua ô tô. Người mua sẽ trả góp khoản vay này theo định kỳ với mức lãi suất cụ thể mà đơn vị cho vay quy định. Vay mua ô tô trả góp hiện có 2 hình thức tính lãi suất là dư nợ gốc và dư nợ giảm dần.
Dư nợ gốc (dư nợ ban đầu)
Với cách tính lãi suất dư nợ gốc, tiền lãi sẽ được tính dựa trên số tiền vay ban đầu và áp dụng cố định cho tất cả các tháng. Khi chọn cách tính lãi suất gốc, tiền lãi sẽ không thay đổi. Cách tính lãi suất này thường áp dụng cho loại lãi suất cố định.
Công thức tính lãi suất dư nợ gốc:
Tiền lãi dư nợ gốc = Số tiền vay thời điểm ban đầu x Tỷ lệ suất lãi ngân hàng
Ví dụ: Vay 500 triệu với lãi suất 8%/năm, kỳ hạn 5 năm:
Tiền gốc mỗi tháng phải trả: 500.000.000 : 60 (tháng) = 8.333.333 đồng
Tiền lãi mỗi tháng phải trả giống nhau: 500.000.000 x 8%/12 = 3.333.333 đồng
Tiền phải trả cho ngân hàng hàng tháng: Tiền gốc hàng tháng + tiền lãi mỗi tháng = 11.666.666 đồng
Nếu chọn cách tính này, người vay có thể biết chính xác số tiền phải trả hàng tháng, từ đó có thể chủ động hơn về tài chính. Mặt khác, mức lãi suất cũng như số tiền trả hàng tháng sẽ không thay đổi dù lãi suất thị trường có biến động.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách tính này là lãi suất tính dựa trên số tiền vay ở thời điểm ban đầu. Nghĩa là dù nợ gốc đã được trả dần theo hàng tháng, lãi suất vẫn tính theo số nợ gốc ban đầu.
Dư nợ giảm dần
Với cách tính lãi suất dư nợ giảm dần, tiền lãi sẽ được tính dựa trên phần nợ thực tế còn lại ở mỗi thời điểm (nợ gốc – nợ gốc đã trả), không phải mức lãi tính trên toàn bộ số tiền vay. Khi chọn cách tính lãi suất dư nợ giảm dần, tiền lãi sẽ giảm dần bởi số tiền nợ gốc cũng giảm dần theo thời gian. Cách tính lãi suất này thường áp dụng cho loại lãi suất thả nổi.
Công thức tính lãi suất dư nợ giảm dần:
Tiền lãi dư nợ giảm dần = (Nợ gốc – nợ gốc đã trả) x Tỷ lệ suất lãi ngân hàng
Ví dụ: Vay 500 triệu với lãi suất 8%/năm đầu tiên, kỳ hạn 5 năm:
Tiền gốc mỗi tháng phải trả: 500.000.000 : 60 (tháng) = 8.333.333 đồng
Tiền lãi tháng đầu tiên: 500.000.000 x 8%/12 = 3.333.333 đồng
Tiến lãi tháng thứ hai: (500.000.000 – 8.333.333) x 8%/12 = 3.277.778 đồng
Tiền phải trả cho ngân hàng hàng tháng: Tiền gốc hàng tháng + tiền lãi mỗi tháng
Như vậy có thể thấy tiền lãi mỗi tháng sẽ giảm dần bởi tiền gốc đã giảm dần. Tuy nhiên với cách tính này thường thì tỷ lãi suất có thể tăng theo thời gian sau thời gian ưu đãi ban đầu và biến động theo lãi suất thị trường.
Nếu chọn cách tính này, người vay khó thể tự tính dư nợ gốc hay số tiền phải trả hàng tháng, điều này khiến người vay trở nên bị động hơn. Nhưng người vay có thể nhờ bên ngân hàng hỗ trợ dự tính trước phần dư nợ gốc và tiền lãi dư nợ giảm dần theo định kỳ.
Xem thêm: Cập nhật lãi suất cho vay mua xe máy trả góp mới nhất cuối tháng 10/2022