Thế giới

Lần đầu tiên trong lịch sử: Y Combinator rót vốn vào startup sản xuất vũ khí

Thùy Dương 27/08/2024 - 12:39

Nhà đầu tư khởi nghiệp lần đầu tiên rót vốn vào startup sản xuất vũ khí, kỳ vọng vào tiềm năng của loại tên lửa chống hạm giá rẻ trong việc thay đổi cục diện ngành công nghiệp quốc phòng.

Y Combinator - "lò ấp" start-up đứng sau một loạt công ty khởi nghiệp đình đám như DoorDash, Airbnb, Reddit và Instacart - mới đây tuyên bố lần đầu tiên hỗ trợ cho một nhà sản xuất vũ khí. Công ty đặt cược rằng startup mang tên Ares Industries sẽ có thể thay đổi cục diện ngành công nghiệp quốc phòng bằng những tên lửa chống hạm giá rẻ.

Ares Industries đã ra mắt vào ngày thứ Ba, hứa hẹn sẽ chế tạo tên lửa có khả năng tiêu diệt tàu chiến từ khoảng cách hàng trăm dặm, nhưng với kích thước và chi phí nhỏ hơn đáng kể so với các sản phẩm hiện có trên thị trường.

crusader_ares_usp_massiveguns_112021-min.jpg
"Bộ Quốc phòng cần có nhiều tên lửa hành trình nhỏ hơn, rẻ hơn. Nhưng chưa ai đáp ứng được yêu cầu đó"


"Bộ Quốc phòng cần có nhiều tên lửa hành trình nhỏ hơn, rẻ hơn. Nhưng chưa ai đáp ứng được yêu cầu đó"
Các chuyên gia cảnh báo rằng kho dự trữ tên lửa của Mỹ sẽ nhanh chóng cạn kiệt trong trường hợp xảy ra chiến tranh, và khả năng sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu.

"Bộ Quốc phòng cần có nhiều tên lửa hành trình nhỏ hơn, rẻ hơn. Nhưng chưa ai đáp ứng được yêu cầu đó", họ nói.

Ares đã chế tạo và thử nghiệm thành công nhiều mẫu tên lửa tại sa mạc Mojave, California. Các nhà sáng chế dự kiến sẽ cung cấp hệ thống tên lửa hoạt động sơ bộ cho khách hàng đầu tiên vào giữa năm 2025.

Trong một loạt các bài đăng, Jared Friedman, đối tác của Y Combinator, đã giải thích một số lý do tại sao doanh nghiệp này lại quyết định bước vào ngành quốc phòng.

"Có hai yếu tố chính khiến đây là một quyết định sáng suốt: các nhà sản xuất tên lửa truyền thống đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường, và sự phát triển của các loại máy bay không người lái đòi hỏi những hệ thống phóng tên lửa nhỏ gọn hơn", ông viết.

Friedman sau đó đã so sánh tình hình hiện nay với ngành kinh doanh tên lửa hơn 20 năm trước, khi Elon Musk thành lập SpaceX.

Bằng việc tiên phong trong công nghệ tên lửa tái sử dụng, SpaceX đã tạo nên một cuộc cách mạng và trở thành "ông lớn" trong ngành. Thực tế, NASA đã phải nhờ đến SpaceX để đưa các phi hành gia trở lại từ Trạm Vũ trụ Quốc tế sau khi tàu vũ trụ Starliner của Boeing gặp sự cố.

"Khi SpaceX tham gia vào thị trường tên lửa vào năm 2002, Lockheed Martin và Boeing đã hình thành thế độc quyền kép," Friedman viết. "Tương tự, Lockheed Martin và Raytheon hiện là hai công ty lớn duy nhất cung cấp tên lửa hành trình".

Trong khi thung lũng Silicon và cộng đồng đầu tư mạo hiểm từ lâu vẫn giữ khoảng cách với lĩnh vực quốc phòng, cuộc chiến Nga-Ukraine năm 2022 đã làm thay đổi đáng kể quan điểm này.

Theo báo cáo của Washington Post, từ năm 2021 đến 2023, các nhà đầu tư đã đổ 108 tỷ USD vào các công ty công nghệ quốc phòng. Sự nổi bật của các doanh nghiệp như Palantir và Anduril càng khẳng định xu hướng này.

Tại một buổi hội thảo vào ngày 17/7 tại hội nghị Brainstorm Tech của tạp chí Fortune ở Park City, Utah, các nhà đầu tư nhận thấy sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc tại Mỹ và xu hướng bảo thủ hơn trong cộng đồng công nghệ.

Jenny Xiao, đối tác tại Leonis Capital, nhận định: “Chúng ta đang chứng kiến một sự dịch chuyển rõ rệt sang xu hướng bảo thủ, và điều này đã khiến việc đầu tư vào công nghệ quốc phòng không còn bị xem là điều kiêng kị.”.

Theo Fortune

>>Cú ‘bắt tay’ bất ngờ giữa hai tỷ phú giàu nhất thế giới: ‘Siêu phẩm’ tên lửa gắn mác Louis Vuitton sắp ra đời?

Hàng trăm cơ sở của Nga nằm trong tầm bắn tên lửa Mỹ cấp cho Ukraine

Ukraine công bố tổn thất của Nga, Ba Lan tiết lộ số vũ khí gửi Kiev

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/lan-dau-tien-trong-lich-su-y-combinator-rot-von-vao-startup-san-xuat-vu-khi-125928.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Lần đầu tiên trong lịch sử: Y Combinator rót vốn vào startup sản xuất vũ khí
POWERED BY ONECMS & INTECH