Tài chính Ngân hàng

Làn sóng dịch chuyển sản xuất rút khỏi Trung Quốc trước áp lực thuế quan từ chính sách ông Donald Trump theo đuổi

Mạnh Cường 13/11/2024 12:31

Nhiều nhà sản xuất toàn cầu đang rút dần khỏi Trung Quốc để tránh áp lực thuế quan mới từ chính sách của ông Donald Trump theo đuổi, tạo nên làn sóng dịch chuyển lớn trong chuỗi cung ứng.

Sự trở lại của Donald Trump với vai trò Tổng thống Mỹ có thể sẽ làm dậy sóng thị trường thương mại toàn cầu khi ông đẩy mạnh chính sách thuế quan với Trung Quốc và các quốc gia khác. Động thái này không chỉ ảnh hưởng đến thương mại Mỹ mà còn thúc đẩy quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp đang ráo riết tìm kiếm địa điểm sản xuất mới để tránh bị “bắn trúng” bởi “làn đạn” thuế quan này.

Mặc dù chưa có chính sách thương mại cụ thể nào cho 5 năm tới, các dự đoán đã sớm xuất hiện. Những thay đổi này không chỉ tạo sức ép lên nền kinh tế lớn nhất châu Á mà còn mở ra cơ hội lớn cho các quốc gia mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Làn sóng dịch chuyển sản xuất rút khỏi Trung Quốc trước áp lực thuế quan từ chính sách ông Donald Trump theo đuổi
Nhiều công ty sản xuất hàng gia dụng có chuẩn bị sẵn sàng rời Trung Quốc nếu ông Trump thực thi chính sách thuế quan mới, nguồn: Internet

Một trong những ví dụ điển hình là Breville, nhà sản xuất thiết bị gia dụng hàng đầu thế giới, đang đối mặt với nguy cơ áp thuế từ 10% đến 100% trên hàng nhập khẩu vào Mỹ. Giám đốc điều hành Jim Clayton cho biết công ty đang từng bước rời khỏi Trung Quốc và tăng hàng tồn kho tại Mỹ nhằm giảm thiểu tác động từ thuế quan mới.

Steve Madden, thương hiệu giày danh tiếng, cũng nhanh chóng điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình khi giảm sản lượng tại Trung Quốc một nửa. CEO Edward Rosenfeld tiết lộ rằng, công ty đã chuẩn bị sẵn kế hoạch này từ sớm với dự đoán về khả năng tái đắc cử của Trump. Công ty đang tìm nguồn cung từ Campuchia, Việt Nam, Mexico, Brazil và một số quốc gia khác, dự kiến giảm tỷ lệ nhập hàng từ Trung Quốc xuống còn khoảng 40-45%. Đây là một trong những công ty tiên phong của Mỹ trong việc chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc, và có khả năng không phải là công ty cuối cùng

Ngành bán lẻ, đặc biệt là các công ty thời trang và giày dép, đang bày tỏ quan ngại trước kế hoạch thuế quan mới. Theo Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia, chi phí một đôi giày thể thao 50 USD có thể tăng lên 59-64 USD sau khi áp thuế. Dự kiến, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải chi thêm khoảng 24 tỷ USD cho hàng may mặc mỗi năm do chi phí gia tăng.

Trong khi đó, ngành năng lượng cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn. Các chuyên gia dự đoán chính quyền mới có thể đảo ngược Đạo luật Giảm Lạm phát (IRA) của chính quyền Biden, khiến các khoản trợ cấp cho sản xuất năng lượng sạch mất hiệu lực. Hàng loạt công ty sản xuất pin như LG Energy Solution, SK On và Panasonic có khả năng phải điều chỉnh chiến lược nếu không thể tiếp tục dựa vào các ưu đãi thuế hiện tại.

Ngành ô tô cũng đối mặt với nhiều thách thức nếu Mỹ hạn chế nhập khẩu ô tô điện từ Mexico. Các hãng xe lớn của châu Á như Honda và Nissan có thể buộc phải tìm nơi sản xuất thay thế. Tương tự, nhà sản xuất chip hàng đầu TSMC đang chịu áp lực từ chính quyền Trump trong việc giữ hoạt động kinh doanh của các công ty bán dẫn Mỹ trên đất Mỹ. Điều này dự báo làn sóng dịch chuyển sản xuất sẽ lan rộng ra nhiều ngành công nghiệp, không chỉ mang lại thách thức mà còn là cơ hội cho các nước mới nổi.

>> Siêu cường châu Á chi khủng 65 tỷ USD nhằm thúc đẩy ngành chip và AI, tham vọng vượt mặt Trung Quốc

Dragon Capital: Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ ảnh hưởng thế nào đến chứng khoán Việt Nam?

Vàng nhẫn bốc hơi bao nhiêu từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống?

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lan-song-dich-chuyen-san-xuat-rut-khoi-trung-quoc-truoc-ap-luc-thue-quan-tu-chinh-sach-ong-donald-trump-theo-duoi-259810.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Làn sóng dịch chuyển sản xuất rút khỏi Trung Quốc trước áp lực thuế quan từ chính sách ông Donald Trump theo đuổi
    POWERED BY ONECMS & INTECH