Thế giới

Láng giềng Việt Nam ra mắt trạm phát điện tiên tiến: Tiết kiệm 300 triệu m3 khí đốt tự nhiên, giảm thiểu tới 800.000 tấn CO2

Thiên Kim 16/08/2024 - 18:56

Nhà máy này được thiết kế để tận dụng nhiệt thải từ quá trình sản xuất điện trên các giàn khoan dầu khí ngoài khơi, chuyển đổi chúng thành điện năng sạch.

Vào ngày 13/8, tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) công bố đã hoàn thành việc bàn giao một cơ sở phát điện nhiệt khí thải tại thành phố Thiên Tân, đánh dấu bước đột phá trong việc sử dụng nhiệt thải khí để sản xuất năng lượng sạch.

Theo CNOOC, đây là trạm phát điện nhiệt khí thải nhiệt độ cao ngoài khơi có công suất 5MW đầu tiên trên thế giới. Công trình dự kiến sẽ được đưa vào thử nghiệm trong dự án phát triển mỏ dầu Wenchang 9-7.

Cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp nào được thiết lập để tận dụng nhiệt thải nhiệt độ cao ngoài khơi, cả trên toàn cầu lẫn trong nước. Do đó, trạm phát điện này sẽ là một bước đột phá công nghệ quan trọng cho hoạt động dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc, China Media Group đưa tin.

Láng giềng Việt Nam ra mắt trạm phát điện tiên tiến: Tiết kiệm 300 triệu m3 khí đốt tự nhiên, giảm thiểu tới 800.000 tấn CO2 - ảnh 1
Nhà máy phát điện nhiệt khí thải nhiệt độ cao ngoài khơi công suất 5MW đầu tiên trên thế giới tại thành phố Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc. Ảnh: CMG

Nhà máy điện vốn đóng vai trò là "trái tim" của một giàn khoan ngoài khơi, tạo ra điện bằng cách đốt cháy dầu khí được khai thác trên giàn. Tuy nhiên, quá trình này lại giải phóng một lượng lớn khí thải nhiệt độ cao, trở thành một trong những nguồn phát thải carbon chính trong hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi.

Vì vậy, trạm phát điện nhiệt khí thải sẽ sử dụng khí thải nhiệt độ cao được tạo ra trong quá trình vận hành nhà máy điện làm nguồn nhiệt, chuyển đổi nhiệt thải thành điện sạch.

So với quá trình đốt và phát thải khí thải truyền thống, CNOOC cho rằng việc lắp đặt trạm phát điện nhiệt thải có thể thúc đẩy tiềm năng sử dụng nhiệt thải của nhà máy điện lên 60 - 70%, cải thiện đáng kể hiệu suất năng lượng.

An Weizheng, kỹ sư trưởng về thiết bị cơ khí và điện tại phòng nghiên cứu và thiết kế kỹ thuật thuộc Viện nghiên cứu CNOOC cho biết, tổng hiệu suất năng lượng của các nhà máy điện chính dự kiến sẽ tăng 7% khi đưa vào sử dụng, từ đó giảm mức tiêu thụ dầu thô và khí đốt tự nhiên tại các mỏ dầu khí ngoài khơi.

Khi đi vào hoạt động, sản lượng điện nhiệt thải hàng năm của cơ sở này có thể đạt 40 triệu kWh, đủ đáp ứng nhu cầu điện hàng năm của 30.000 hộ gia đình.

Bên cạnh đó, dự án cũng được kỳ vọng sẽ tiết kiệm khoảng 300 triệu m3 khí đốt tự nhiên trong vòng 20 năm và cắt giảm lượng khí thải CO2 khoảng 800.000 tấn, tương đương với việc trồng 7,5 triệu cây xanh.

Theo CGTN

>> Siêu dự án truyền tải điện dưới đáy biển: Tiêu tốn gần 5 tỷ USD, dài hơn 500km, cung cấp điện cho 2 triệu ngôi nhà

Láng giềng Việt Nam lắp đặt giàn turbine gió mạnh nhất thế giới: Nặng 15.000 tấn, tổng công suất 16,6 MW, đủ cung cấp điện cho 30.000 hộ gia đình

Láng giềng Việt Nam xây dựng thành công siêu sân vận động 3.500 tỷ đồng, sức chứa 56.000 chỗ ngồi, đáp ứng tiêu chuẩn FIFA

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/lang-gieng-viet-nam-ra-mat-tram-phat-dien-tien-tien-tiet-kiem-300-trieu-m3-khi-dot-tu-nhien-giam-thieu-toi-800000-tan-co2-125501.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Láng giềng Việt Nam ra mắt trạm phát điện tiên tiến: Tiết kiệm 300 triệu m3 khí đốt tự nhiên, giảm thiểu tới 800.000 tấn CO2
POWERED BY ONECMS & INTECH