Láng giềng Việt Nam tham vọng xây siêu sân bay, nhà đầu tư Trung Quốc bất ngờ rút lui khiến giấc mơ ‘tan thành mây khói’

25-04-2024 21:12|Quỳnh Vân

Dự án sân bay của Campuchia đang bị trì hoãn vô thời hạn sau khi một trong những nhà đầu tư chính đến từ Trung Quốc rút khỏi thỏa thuận.

Trong nhiều năm, một sân bay đã được lên kế hoạch xây dựng ở tỉnh Mondulkiri của Campuchia.

Giờ đây, tất cả những gì còn lại chỉ là những cột hàng rào bê tông dọc theo vùng đất nông nghiệp bị san bằng của một cộng đồng bản địa, được dọn sạch để làm đường băng mà có thể không bao giờ được xây dựng.

Theo Nikkei Asia, khi công bố dự án vào năm 2019, Mondulkiri được cho là một lựa chọn kỳ lạ để xây một sân bay mới trị giá hàng triệu USD.

Giáp biên giới với Việt Nam, khu vực này là một trong những nơi có dân cư thưa thớt nhất ở Campuchia, với thủ phủ của tỉnh chỉ có hơn 13.000 cư dân và rất ít điểm thu hút khách du lịch.

Vấn đề trở nên tệ hơn khi một nhà tài trợ chủ chốt đến từ Trung Quốc đã quyết định rút khỏi dự án.

cpm_11-12-2020_mondulkiri-airport.jpg
Dự án sân bay bị trì hoãn ở tỉnh Mondulkiri, Campuchia. Ảnh: Construction & Property News

Địa điểm chưa hoàn thành này chỉ là một trong nhiều sân bay của Campuchia đang trong giai đoạn tạm dừng phát triển và khó có khả năng tồn tại về mặt kinh tế.

Đặc biệt là sau khi các nhà đầu tư Trung Quốc rút lui trong những năm gần đây và ngành du lịch phải vật lộn để trở lại mức trước đại dịch.

Với việc đầu tư của Bắc Kinh vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đang chậm lại, Thủ tướng Campuchia Hun Manet hồi tháng 2 đã kêu gọi các công ty Trung Quốc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn khác ở nước này.

Ngay cả sân bay trị giá 1,1 tỷ USD mới mở do BRI tài trợ ở Siem Reap, có quy mô gấp 3 lần sân bay cũ và được các công ty Trung Quốc xây dựng theo mô hình Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (BOT), vẫn chưa thể thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch như năm 2019 bất chấp khu vực này là nơi có quần thể đền Angkor Wat nổi tiếng.

Cơ sở dữ liệu kinh tế toàn cầu CEIC báo cáo có 1,66 triệu du khách đến sân bay Siem Reap cũ vào năm 2019. Tỷ lệ các chuyến bay nội địa và quốc tế đã tăng so với năm ngoái, nhưng vẫn còn khá thấp khi chỉ có 1,86 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2023 trên cả 3 sân bay chính của đất nước - bao gồm cả thủ đô Phnom Penh và vùng ven biển Sihanoukville.

feasibility-study-on-airport-construction-in-mondulkiri-province-unveiled.jpg
Dân làng cho biết họ đã mất quyền sở hữu đất của mình để phục vụ cho việc xây dựng. Ảnh: Construction & Property News

Các chuyên gia nhận định, nếu điểm đến du lịch hàng đầu Siem Reap đang gặp khó khăn, thì có rất ít lý do để lạc quan đối với các sân bay phục vụ những địa điểm xa xôi hơn như Mondulkiri trừ khi Chính phủ nước này có thể thực hiện tốt kế hoạch biến nơi đây thành đặc khu kinh tế với trung tâm sòng bạc.

Đến năm 2022, Power China chính thức rút khỏi thỏa thuận trị giá 80 triệu USD để phát triển sân bay Mondulkiri. Chính quyền Campuchia hiện đang tìm kiếm đối tác tài trợ mới và Chính phủ cũng ký một thỏa thuận vào tháng 1 với một nhóm các nhà đầu tư để tiến hành nghiên cứu thêm.

>> Huy động 9.000 tấn thuốc nổ san phẳng 370 ngọn núi, láng giềng Việt Nam xây siêu sân bay với diện tích 'khủng' lên tới 1,4 triệu m2

Sang láng giềng Việt Nam ‘thuê đất’, hứa hẹn trả tiền hậu hĩnh, người Trung Quốc bỗng ‘bốc hơi không dấu vết’, để lại hàng trăm dự án ma

Điểm danh đường sắt cao tốc nhanh nhất thế giới, láng giềng Việt Nam đứng số 1 với tốc độ tối đa 460 km/h

Xuất hiện 2 cái tên đến từ Việt Nam trong top sân bay tốt nhất thế giới năm 2024, vị trí số 1 không còn là Changi

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lang-gieng-viet-nam-tham-vong-xay-sieu-san-bay-nha-dau-tu-trung-quoc-bat-ngo-rut-lui-khien-giac-mo-tan-thanh-may-khoi-232384.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Láng giềng Việt Nam tham vọng xây siêu sân bay, nhà đầu tư Trung Quốc bất ngờ rút lui khiến giấc mơ ‘tan thành mây khói’
POWERED BY ONECMS & INTECH