Lăng mộ cổ bất khả xâm phạm ẩn dưới lòng hồ, được bảo vệ bởi 3.000 thanh kiếm quý báu

05-03-2024 06:27|Thanh Thanh

Lăng mộ đế vương này đến nay vẫn bất khả xâm phạm dù nhiều kẻ trộm nhòm ngó kho tàng bảo kiếm quý giá.

Lăng mộ cổ của vua Ngô Hạp Lư (514 TCN - 496 TCN) tọa lạc dưới hồ nước ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Lăng mộ này được bảo vệ bởi hàng nghìn thanh kiếm đến nay vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải, thu hút các nhà khảo cổ học khám phá.

Ngôi mộ của vua Hạp Lư nằm dưới đáy hồ với hơn 3.000 thanh bảo kiếm

Ngôi mộ của vua Hạp Lư nằm dưới đáy hồ với hơn 3.000 thanh bảo kiếm

Theo lịch sử Trung Quốc, Hạp Lư là vị quốc vương vô nổi tiếng trong lịch sử, ông tại vị 18 năm. Hai việc mà ông làm được nhiều người biết đến là phái thích khách Chuyên Chư ám sát Ngô Liêu và sau đó lên làm vua. Hai là bổ nhiệm Ngũ Tử Tư làm tể tướng, Tôn Vũ làm tướng quân, đánh bại nước Sở.

Vì Hạp Lư lúc còn sống rất thích võ thuật và chiến thuật, nên ngoài kim ngân châu báu. Phù Sai đã chuẩn bị 3.000 thanh kiếm bồi táng theo Hạp Lư khi ông mất, trong đó một số thanh được mệnh danh là "thần kiếm" có một không hai. Sách Việt Tuyệt thư chép: “Mộ Hạp Lư dưới lòng hồ Kiếm, chân núi Hổ Khâu. Nước sâu 1 trượng 5 thước. Huyệt mộ nằm rất sâu dưới đáy hồ. Lăng mộ Hạp Lư xây suốt 3 năm, phải dùng cả voi để vận đá”.

Tranh vẽ vua Hạp Lư (Ảnh Baidu)

Tranh vẽ vua Hạp Lư (Ảnh Baidu)

Vì những thanh kiếm quý báu được bồi táng theo Hạp Lư mà nhiều người có ý định đào mộ Hạp Lư tìm kiếm, gồm cả nhiều người nổi tiếng như Tần Thủy Hoàng, Hạng Vũ, Việt Vương Câu Tiễn hay Đường Bá Hổ nhưng đều phải ra về tay trắng.

Vào thời nhà Minh, một cảnh tượng kỳ diệu đã xuất hiện. Truyền thuyết kể rằng, năm 1512, Tô Châu gặp hạn hán, khiến hồ nước xung quanh mộ Hạp Lư khô thấy đáy, lộ ra dấu hiệu của mộ thất. Lúc này, Đường Bá Hổ - một trong những người được mệnh danh là "bốn tài tử ở Tô Châu" đã lập tức gọi người chuẩn bị khai quật, nhưng không ngờ đến thời khắc quan trọng lại bị quan phủ ngăn cản.Cho đến năm 1955, một nhóm chuyên gia dùng máy bơm hút cạn nước trong hồ. Họ tìm thấy nhiều chữ viết của Đường Bá Hổ và danh nhân khác để lại. Chuyên gia cho rằng nên bảo vệ văn vật và không thực hiện bước khai quật tiếp theo.

Năm 1978, một nhóm các nhà khảo cổ quyết định khai quật mộ Hạp Lư một lần nữa. Đến khi phát hiện cửa động hình tam giác thì chuyện bất ngờ xảy ra. Sau khi phá cửa vào động, họ phát hiện 3 phiến đá cực lớn chắn giữa lối đi. Bên trên những phiến đá này lại chính là tháp Hổ Khẩu - biểu tượng của Tô Châu.

Những phiến đá này được cho là cánh cửa dẫn vào bên trong lăng mộ

Những phiến đá này được cho là cánh cửa dẫn vào bên trong lăng mộ

Sau khi suy xét kỹ càng, phá 3 phiến đá này sẽ ảnh hưởng đến tháp Hổ Khẩu nên các chuyên gia buộc phải dừng lại kế hoạch khai quật mộ Hạp Lư. Đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa thể tìm được cách thích hợp để vào ngôi mộ của Hạp Lư. Đây chính là nỗi tiếc nuối lớn của các nhà khảo cổ Trung Quốc.

>> Lăng mộ cổ đồ sộ bị bỏ hoang trên một đỉnh đồi ở miền Nam, sở hữu cảnh đẹp như phim cổ trang nhưng danh tính chủ nhân vẫn là một bí ẩn

Bí ẩn phía sau lăng mộ đá thời Lê Trịnh giữa lòng gò đất rộng 200m2 ở Thủ đô ít người biết

'Thành phố ma' xa hoa kỳ bí bậc nhất miền Trung từng khiến truyền thông quốc tế kinh ngạc, chứa loạt lăng mộ tiền tỷ mang kiến trúc lăng Vua Khải Định

Quần thể 10.000 lăng mộ cổ được ví như khu dinh thự ngầm trong lòng đất, được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/lang-mo-co-bat-kha-xam-pham-an-duoi-long-ho-duoc-bao-ve-boi-3000-thanh-kiem-quy-bau-d117293.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Lăng mộ cổ bất khả xâm phạm ẩn dưới lòng hồ, được bảo vệ bởi 3.000 thanh kiếm quý báu
POWERED BY ONECMS & INTECH