2022 là năm nhóm doanh nghiệp phân bón trên thị trường lần lượt ghi nhận các kết quả kinh doanh ở đỉnh lịch sử. Tuy nhiên bước sang năm 2023, câu chuyện kinh doanh đã không còn thuận lợi.
CTCP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Mã LAS - HNX) vừa thông qua Nghị quyết ĐHCĐ thường niên 2023 với một số nội dung đáng chú ý trong đó có kế hoạch kinh doanh với doanh thu dự kiến 3.248 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 120 triệu.
Trước đó trong năm 2022, LAS ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 3.267 tỷ đồng và 112,5 tỷ lợi nhuận trước thuế - đều tăng mạnh so với năm trước đó và lượt các chỉ tiêu đề ra.
Như vậy, ghi nhận tại kế hoạch mới này, dù hạ kế hoạch doanh thu (không đáng kể) song công ty vẫn đặt mục tiêu lãi trước thuế khả quan so với cùng kỳ. Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất của ngành phân bón đặt mục tiêu tăng trưởng dương cho "mùa vụ mới".
2022 là năm nhóm doanh nghiệp phân bón trên thị trường lần lượt ghi nhận các kết quả kinh doanh ở đỉnh lịch sử. Tuy nhiên bước sang năm 2023, với tín hiệu từ việc giá Ure giảm về đáy hơn 2 năm đồng thời sản lượng xuất khẩu phân bón 2 tháng đầu năm giảm mạnh, các doanh nghiệp phân bón cũng thận trọng trong việc đề ra các con số kinh doanh cho mùa vụ mới.
Đạm Phú Mỹ (Mã DPM) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2023 đạt 2.670 tỷ đồng - giảm tới 59% so với thực hiện trong năm 2022.
Tương tự, Đạm Cà Mau (Mã DCM) cũng lên kế hoạch năm 2023 với các chỉ tiêu kinh doanh sụt giảm mạnh trong đó phấn đấu đạt doanh thu 13.459 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.461 tỷ - lần lượt giảm 18% và 68% so với cùng kỳ.
Diễn biến giá Ure thế giới
Đại diện khác là Đạm Hà Bắc (Mã DHB) cũng đánh giá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong năm 2023. Dù kế hoạch doanh thu không thay đổi nhiều so với năm trước với 6.129 tỷ song chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế lại giảm đến 61% YoY về còn 683 tỷ.
Theo Đạm Hà Bắc, nguồn than khan hiếm và giá than thế giới vẫn ở mức cao, giá trong nước dự báo sẽ tiếp tục tăng. Trong khi đó, giá ure và NH3 thế giới dự báo sẽ giảm mạnh so với giá bình quân năm 2022. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt về nguồn nhân lực, tình trạng thiếu lao động ngày càng trầm trọng.
CTCP DAP – Vinachem (Mã DDV) thậm chí lên kế hoạch lãi trước thuế 2023 giảm tới 73% so với cùng kỳ về mức 101,4 tỷ đồng dù mục tiêu doanh thu chỉ điều chỉnh nhẹ về mức 3.243 tỷ.
Ít sốc hơi là trường hợp của CTCP Phân bón Bình Điền (Mã BFC) khi công ty đặt mục tiêu doanh thu và lãi trước thuế lần lượt ở mức 7.476 tỷ và 220 tỷ đồng - giảm 14,3% và 6% so với cùng kỳ.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp phân bón vẫn có thói quen lên kế hoạch thấp để dễ về đích và tuỳ theo tình hình thực hiện để điều chỉnh lại các chỉ tiêu kinh doanh vào cuối năm. Dù vậy, như đã nói, việc giá Ure lao dốc mạnh, áp lực cạnh tranh trong và ngoài nước trong bối cảnh Trung Quốc mở cửa trở lại và nhiều khó khăn hiện hữu, việc hoàn thành kế hoạch năm 2023 đề ra đối với nhóm doanh nghiệp phân bón là yếu tố không chắc chắn.
Cổ phiếu phân bón đã giảm mạnh từ đỉnh
Mới nhất, bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán SSI vừa công bố danh sách ước tính kết quả kinh doanh quý 1/2023 của 32 doanh nghiệp nổi bật. Trong số này, 2 doanh nghiệp đầu ngành phân bón là DPM và DCM đều được dự báo tăng trưởng lợi nhuận âm so với cùng kỳ. Trước đó trong quý 1/2022, DPM báo lãi ròng 2.126 tỷ trong khi DCM lãi 428 tỷ.
Trên thị trường chứng khoán, so với đỉnh giá xác nhận vào cuối tháng 3/2022, các cổ phiếu như DPM, DCM, LAS, DDV,... hiện đã giảm sâu từ 50 - 70%.
Chứng khoán KIS đánh giá, ngành phân bón Việt Nam không có quá nhiều triển vọng tăng trưởng cả về giá bán và sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, do căng thẳng chính trị toàn cầu, nguồn cung phân bón có thể bị thu hẹp ở một số quốc gia và đây sẽ là một “cơ duyên” nữa cho các nhà sản xuất phân bón Việt Nam. Mặc dù vậy, do cơ hội này có thể không quá rõ ràng đặc biệt là trong quý 1/2023, do đó các nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng.
Với dự báo lợi nhuận nhóm phân bón giảm trong năm 2023, SSI Research đưa ra khuyến nghị kém khả quan đối với ngành phân bón. Tuy nhiên, nhóm phân tích này vẫn lưu ý những doanh nghiệp có lượng tiền mặt cao như Đạm Phú Mỹ và tỷ lệ chi trả cổ tức cao có thể giúp hạn chế đà giảm giá cổ phiếu.
Nửa cuối tháng 8/2022, nhiều doanh nghiệp sẽ thực hiện chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức tiền mặt năm 2021 và các đợt năm 2022. Đáng chú ý có Phân bón Lâm Thao (LAS), Cấp nước Bạc Liêu (BLW).
Hồi tôi học lớp 9, mỗi mùa hè đến là cả xóm lại im phăng phắc. Người ta không gọi nhau đi tắm sông. Không tụ tập đá cầu, nhảy dây. Chỉ có tiếng dép lê của những đứa trẻ đến lớp luyện thi, và tiếng thở dài của người lớn mỗi khi nhìn vào tờ giấy báo danh: “Còn một suất nữa là được vào công lập…”.
Tôi đã từng gặp anh một đôi lần. Tôi vẫn nhớ anh là một người tràn đầy năng lượng, luôn đứng giữa đám đông với micro trên tay, hô hào mọi người “bùng cháy” và “hết mình”.
VN-Index đóng cửa ở vùng cao nhất trong ba năm, thắp lại kỳ vọng đầu tư. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo rủi ro khi “đoán đáy” thị trường, khuyến nghị ưu tiên chiến lược dài hạn và phân bổ hợp lý.
Chuyên gia Smart Invest nhận định thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ ảnh hưởng mạnh đến bia, rượu, nước ngọt có đường; đồng thời khuyến nghị đầu tư vào cổ phiếu ESG và thực phẩm lành mạnh.
Việt Nam đang đứng trước một bước chuyển quan trọng trong bản đồ tài chính khu vực, khi Chính phủ đề xuất phát triển mô hình “một trung tâm tài chính quốc tế, hai điểm đến” đặt tại TP HCM và Đà Nẵng. Không chỉ là sự mở rộng về hạ tầng hay quy hoạch, đây là lời khẳng định rằng đất nước đang cần nhiều hơn một cực để lan tỏa vốn, chất xám và cơ hội phát triển đồng đều giữa các vùng miền.
Chị hiện diện trong danh sách các đợt kiểm tra hàng giả; chị có mặt trong những bức ảnh tịch thu hàng hóa vi phạm; chị đứng lặng lẽ sau cánh cửa căn phòng nhỏ, nơi bày biện những chiếc túi xách lấp lánh mác LV, Gucci, Dior… được đặt ngay ngắn như thể đó là những món hàng thật.
3.000 km cao tốc – con số ấy không chỉ là mục tiêu kỹ thuật mà là mệnh lệnh chính trị được đặt giữa kỳ vọng của hàng triệu người dân. Khi Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định “không thể lùi bước”, đó không đơn thuần là chỉ đạo mà là cam kết về một đất nước không để hạ tầng kìm chân khát vọng phát triển.