Lộ diện top 10 tỉnh, thành phố giàu nhất Việt Nam: Chỉ có 1 địa phương miền Trung

10-06-2024 09:52|Thảo Đan

Ngoài danh sách những tỉnh, thành phố giàu nhất cả nước còn có một số địa phương "trắng" hộ nghèo.

Để xác định thứ hạng các tỉnh thành giàu nhất Việt Nam, đặc biệt là trong top 10, các nhà nghiên cứu đã dựa vào một số tiêu chí quan trọng như thu nhập bình quân đầu người; tốc độ tăng trưởng kinh tế; quy mô nền kinh tế; cơ cấu kinh tế; chỉ số phát triển con người; chri số giá tiêu dùng...

Trong top 10 tỉnh, thành giàu nhất Việt Nam, hiện nay có những tỉnh không còn hộ nghèo, mọi chỉ số đều tăng trưởng đáng kể.

TP. HCM - Thành phố đông dân nhất Việt Nam

TP. HCM hiện đang là nơi đông nhất về người dân và khách du lịch, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế của Việt Nam. Với mức tăng GRDP trong quý I/2024 là 6,54%, TP HCM là tỉnh giàu nhất cả nước hiện nay.

Về thương mại, TP. HCM là nơi tập trung hàng loạt trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ quy mô lớn... Do đó, mức tiêu dùng ngày càng cao gấp nhiều lần so với các tỉnh thành khác ở Việt Nam (gấp 1,5 lần so với thủ đô Hà Nội ở thời điểm hiện tại).

Chính vì vậy, thành phố được mệnh danh là “miền đất hứa”, thu hút lao động từ các tỉnh khác đến tìm kiếm cuộc sống. Ngoài ra, còn có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở nhiều ngành nghề, trình độ khác nhau khiến thành phố luôn là điểm đến của nhiều người.

Thành phố Hồ Chí Minh – Wikipedia tiếng Việt
TP HCM

Thủ đô Hà Nội

Là thủ đô của cả nước, Hà Nội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt và đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam với tổng GRDP tăng 5,5% trong quý I/2024. TP. Hà Nội cũng sở hữu hàng loạt trung tâm thương mại lớn như Royal City, Time City, AEON Mall,...

Đặc biệt, Hà Nội có nhiều công trình kiến ​​trúc, hệ thống bảo tàng đa dạng, nhà hát dân gian, làng nghề truyền thống,… cùng với nền văn hóa đa dạng, độc đáo và thế giới ẩm thực phong phú đã thu hút được một lượng lớn khách du lịch tới tham quan. Do đó, du lịch là nền kinh tế phát nhất của thủ đô Hà Nội.

>> Tỉnh nhỏ sắp 'cất cánh' lên TP trực thuộc Trung ương: Thu nhập bình quân đầu người lọt top 10 cả nước

Hà Nội vững bước trên đường đổi mới
Hà Nội

Bình Dương - "Thủ phủ" công nghiệp miền Nam

Bình Dương là tỉnh có số lượng lao động nhập cư lớn thứ hai cả nước, đồng thời cũng được biết đến là thành phố công nghiệp kiểu mẫu, phát triển vượt xa các tỉnh thành khác với mức tăng GRDP đạt 5,27% trong quý I/2024.

Không chỉ vậy, Bình Dương còn có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, thu hút hàng nghìn dự án đầu tư trong và ngoài nước với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Với 5 thành phố trực thuộc, Bình Dương là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước hiện nay.

Bình Dương
Bình Dương

Thành phố biển Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh công nghiệp có cảng biển lớn nhất của Việt Nam, phát triển dựa trên khai thác mỏ, cảng biển và du lịch. Tỷ lệ GRDP 6 tháng đầu năm ước tăng 2,41%, đứng thứ 4 trong top 10 tỉnh thành giàu nhất cả nước. Trong đó, Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước với lượng container trên 100.000 tấn.​

Bên cạnh đó, Vũng Tàu còn là trung tâm du lịch phát triển của Việt Nam, nổi bật với các khu du lịch như Biển Đông, Nghinh Phong… đã thu hút nhiều du khách gần xa đến đây. Ngoài ra, dịch vụ du lịch Vũng Tàu còn được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng với nhiều khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp 5 sao.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Vũng Tàu

Đồng Nai

Đồng Nai thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong “tam giác phát triển” của Tây Nam Bộ. Trong đó, Đồng Nai có số lượng khu công nghiệp đang hoạt động đứng thứ hai cả nước và tỷ lệ GRDP 6 tháng đầu năm 2024 ước tăng đến 4,01%, xuất sắc góp mặt trong danh sách top 10 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam.

Với vị trí địa lý đắc địa, giáp nhiều tỉnh thành phố, Đồng Nai đang phát triển mạnh mẽ với thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 4.810 USD, cao hơn mục tiêu đề ra. Duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP 8-9%/năm, Đồng Nai hiện đang là nơi thu hút đầu tư FDI và xây dựng nhiều dự án nông thôn mới.

Đồng Nai cũng được định hướng là trung tâm kinh tế, đô thị vệ tinh quan trọng của TP. HCM.

Đồng Nai chi gần 6.000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm trong năm 2024 - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Đồng Nai

Đà Nẵng - Thành phố đáng sống

Đà Nẵng là trung tâm phát triển mọi mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và y tế. Nền kinh tế Đà Nẵng những năm gần đây cũng có dấu hiệu tăng trưởng vượt bậc, đa dạng hóa các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, thương mại... với tỷ lệ GRDP ước tính tăng 3,74% so với năm 2023.

Đà Nẵng có hơn 30 trung tâm thương mại và siêu thị lớn, 2 chợ lớn nằm ngay trung tâm thành phố là chợ Hàn và chợ Cồn. Đà Nẵng còn là trung tâm tài chính lớn với 60 chi nhánh tổ chức tín dụng và 233 phòng giao dịch, 55 ngân hàng thương mại, 1 ngân hàng chính sách xã hội,...

Ngoài ra, Đà Nẵng tuy không có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng lại là điểm dừng chân của nhiều du khách trong và ngoài nước. Bất ngờ hơn, du lịch cũng là ngành đóng góp vào tổng GDP của thành phố ở mức tỷ lệ khá cao.

>> Vùng đất sắp trở thành 'sếu đầu đàn' về kinh tế số, người dân sẽ có thu nhập đến 420 triệu đồng/năm

Vì sao Đà Nẵng lại thu hút nhiều khách du lịch? Bạn đã biết chưa?
Đà Nẵng

Khánh Hòa

Là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, nổi bật nhất với du lịch biển nhờ đường bờ biển dài hơn 200km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, cùng nhiều vịnh đẹp đã thu hút nhiều khách du lịch ghé đến.

6 tháng đầu năm 2024, GRDP của Khánh Hòa ước đạt 4,96%. Trong đó, doanh thu du lịch ước đạt 27.000 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước, với khoảng 3 triệu lượt khách quốc tế lưu trú, tăng 3,3 lần.

Khánh Hòa: Huy động gần 1,3 triệu tỷ đồng để phát triển đô thị đến năm 2030
Khánh Hoà

Hải Phòng

Hải Phòng là trung tâm công nghiệp có cảng biển lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Trong năm 2024, thành phố đã có sự phát triển vượt bậc về nhiều mặt như kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ. Chính vì vậy, Hải Phòng đã trở thành đô thị loại I tại Việt Nam.

Về mặt kinh tế, thống kê tổng sản phẩm GRDP 6 tháng đầu năm ước tăng 9,94%. Trong đó, nông - lâm - thủy sản tăng 0,95%, ngành công nghiệp tăng 10,61%, dịch vụ du lịch tăng 11,12% và vận tải cảng biển tăng đến 16,29%.

Hải Phòng: Hoàn chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển
Hải Phòng

Quảng Ninh

Quảng Ninh là tỉnh ven biển vùng Đông Bắc Việt Nam, nơi hội tụ biển, hải đảo, đồng bằng, trung du, miền núi và biên giới nên khá thuận lợi để phát triển về mọi mặt. Hiện nay, Quảng Ninh đã trở thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh khai thác than trọng điểm của cả nước.

Với điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh đang là tỉnh thành phát triển mũi nhọn về mặt công nghiệp xây dựng, cung cấp và sản xuất vật liệu xây dựng, vật tư, nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp trong và ngoài nước.

Bí quyết giúp Quảng Ninh liên tiếp dẫn đầu chỉ số cải cách hành chính
Quảng Ninh

Bắc Ninh

Bắc Ninh là tỉnh có diện nhỏ nhất cả nước nhưng lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Bắc Ninh sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn, thu hút hàng nghìn nhà đầu tư trong và ngoài nước với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Tỉnh Bắc Ninh còn là một trong những điểm đến thu hút lao động từ các tỉnh khác đến tìm việc làm. Hiện nay, Bắc Ninh đứng thứ 22 về tỷ lệ dân số cả nước nhưng đứng thứ 8 về tổng sản phẩm GRDP, đứng thứ 3 về tổng sản phẩm GRDP và thu hút FDI.

Bắc Ninh sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Bắc Ninh

Các tỉnh thành "trắng" hộ nghèo, thu nhập cao nhất nước

Theo kết quả rà soát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố đầu năm 2024, cả nước có 6 tỉnh thành không còn hộ nghèo gồm Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương và Tây Ninh. Trong đó, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM, Bình Dương là 4 địa phương hầu như không còn hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Ngoài việc không còn hộ nghèo, các tỉnh thành này còn được ghi nhận mức thu nhập bình quân cao nhất cả nước với mức lương bình quân đầu người đạt 6,33 triệu đồng/người - mức thu nhập cao nhất cả nước.

>> Loạt tỉnh Tây Nguyên xin bố trí lại hàng nghìn tỷ đồng vì tiền từng ‘tiêu không hết’

Dự án chăn nuôi công nghệ cao trăm tỷ tại Quảng Trị có chuyển biến mới

Hai thành phố của Việt Nam 'chễm chệ' vào Top 15 trung tâm tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/lo-dien-top-10-tinh-thanh-pho-giau-nhat-viet-nam-chi-co-1-dia-phuong-mien-trung-238023.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Lộ diện top 10 tỉnh, thành phố giàu nhất Việt Nam: Chỉ có 1 địa phương miền Trung
    POWERED BY ONECMS & INTECH