Theo đề xuất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến sẽ xây trước 2 đập trong giai đoạn 2026-2030.
Tại Hội nghị công bố quy hoạch và kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ đề nghị UBND thành phố Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng .
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, lòng dẫn ngày càng có nguy cơ bị hạ thấp. Cách đây 10 năm, các hồ thủy điện ở miền Bắc chỉ cần xả khoảng 1-2 tỷ m3 là đủ nước tưới cho vụ Đông Xuân. Nhưng đến nay, do lòng sông Hồng bị hạ thấp nên gần như các trạm bơm không lấy được nước.
>> Một trong những sông dài nhất Việt Nam sắp xây 2 đập mới?
Do đó, cần nghiên cứu các giải pháp để nâng cao đáy sông lên. Nếu không nâng được đáy sông thì phải nâng mực nước lên.
Hiện Bộ đã nghiên cứu và nghiệm thu, đề nghị UBND thành phố Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng.
Theo đề xuất, Bộ sẽ sẽ xây dựng trước 2 đập dâng tại khu vực Xuân Quan (Văn Giang - Hưng Yên) và tại khu vực cống Long Tửu (Đông Anh - Hà Nội), dự kiến khởi công vào giai đoạn 2026-2030.
Khu vực cống Long Tửu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến xây dựng đập dâng, dự kiến khởi công vào giai đoạn 2026-2030.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng sẽ góp phần xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tại sông Nhuệ và sông Đáy.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nghiên cứu một đề tài cấp Nhà nước và đã nghiệm thu vào năm 2020. Trong Quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai quốc gia, Thủ tướng cũng đã đồng ý đưa vào để triển khai.
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn sông chảy trên đất liền Việt Nam dài 510km.
Đây là một trong những dòng sông quan trọng của văn hóa lúa nước Việt Nam. Nơi tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
>> Khu công nghiệp 6.300 tỷ sắp ‘mọc lên’ ở địa phương giáp ranh với Trung Quốc
Tỉnh cách Hà Nội 70km, nằm top 3 hút FDI bất ngờ lọt 'mắt xanh' nhà đầu tư bất động sản
Khu công nghiệp 6.300 tỷ sắp ‘mọc lên’ ở địa phương giáp ranh với Trung Quốc