Một trong những sông dài nhất Việt Nam sắp xây 2 đập mới?

21-03-2024 18:30|Quốc Chiến

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang đề nghị UBND TP. Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên con sông này

Ngày 21/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, hiện các dòng sông lớn ở nước ta đều có tình trạng chung "tụt" đáy do ở thượng nguồn làm công trình thủy điện, hồ chứa… khai thác cát thiếu kiểm soát, dẫn đến lòng dẫn bị hạ xuống trong đó, Đồng bằng sông Hồng bị ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đến là khu vực Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long .

Đối với sông Hồng, theo ông Hiệp, lòng dẫn ngày càng có nguy cơ bị hạ thấp.

Cách đây 10 năm, các hồ thủy điện ở miền Bắc chỉ cần xả khoảng 1-2 tỷ m3 là đủ nước tưới cho vụ Đông Xuân. Nhưng đến nay, do lòng sông Hồng bị hạ thấp nên gần như các trạm bơm không lấy được nước.

song-hong
Sông Hồng sẽ có thêm 2 đập mới

Theo ông Hiệp, đây là vấn đề rất lớn, không chỉ riêng với sông Hồng mà với nhiều dòng sông khác trên cả nước, do đó cần nghiên cứu các giải pháp để nâng cao đáy sông lên. Nếu không nâng được đáy sông thì phải nâng mực nước lên.

>> Thị xã cao nhất Việt Nam: Lọt top thị trấn đẹp nhất thế giới, sắp có sân bay chuẩn quốc tế

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hiện Bộ đã nghiên cứu và nghiệm thu, đề nghị UBND TP. Hà Nội phối hợp đầu tư, xây dựng 2 đập dâng lớn trên sông Hồng.

Tuy nhiên, khi làm đập dâng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng phụ khác như làm dòng chảy thay đổi, kéo theo một loạt vấn đề môi trường, tác động tới hệ sinh thái, sinh vật, chất lượng nước…

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, khi nước sông Hồng dâng lên thì sông Nhuệ, sông Đáy cũng sẽ trở lại dòng chảy tự nhiên như xưa. Thậm chí có thể bổ cập nước cho những dòng sông "chết" như sông Tô Lịch, nhờ đó sẽ giải quyết được vấn đề môi trường.

"Việc này là rất quan trọng bởi muốn các dòng sông sống lại như xưa thì phải xây dựng đập dâng sông Hồng. Cùng đó, trong Quy hoạch Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch thành phố hai bên sông, mà không thể xây dựng thành phố hai bên sông mà nhìn mãi không thấy sông, thấy nước", ông Hiệp nói.

Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149km, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn sông chảy trên đất liền Việt Nam dài 510km.

Đây là một trong những dòng sông quan trọng của văn hóa lúa nước Việt Nam. Nơi tiếp xúc đầu tiên của sông Hồng với lãnh thổ Việt Nam là tại xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Tại Lào Cai, Sông Hồng nằm ở độ cao 73m so với mực nước biển. Khi đến Yên Bái, sông chỉ còn ở độ cao 55m. Giữa hai tỉnh này có 26 ghềnh thác, nơi nước chảy xiết. Khi đến Việt Trì, triền dốc của sông giảm đi nên tốc độ dòng chảy giảm đáng kể. Đồng bằng sông Hồng nằm ở hạ lưu của con sông này.

Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, lên tới 2.640 m3/s (tại cửa sông), với tổng lượng nước chảy qua là khoảng 83,5 tỷ m3. Tuy nhiên, phân bố lưu lượng nước không đều. Vào mùa khô, lưu lượng nước giảm xuống chỉ khoảng 700 m3/s, trong khi vào cao điểm mùa mưa, nó có thể đạt tới 30.000 m3/s.

>> Không phải Hạ Long, một địa phương giáp Trung Quốc 'lên ngôi' trở thành thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam

Nam Định sắp công bố quy hoạch: Lộ diện vị trí 6 khu công nghiệp mới của tỉnh

Quy hoạch 1.000ha đất làm cơ sở đào tạo nhân lực vùng sân bay Long Thành

Tỉnh có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam sắp lập quy hoạch một sân bay

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/mot-trong-nhung-song-dai-nhat-viet-nam-sap-xay-2-dap-moi-d118630.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Một trong những sông dài nhất Việt Nam sắp xây 2 đập mới?
POWERED BY ONECMS & INTECH