Vĩ mô

Loài cây độc nhất chỉ có ở Việt Nam: Khi phát hiện khiến cả thế giới kinh ngạc, cần khẩn cấp bảo tồn

Phúc Lam 09/11/2024 0:30

Với nguồn gen quý hiếm, loài cây này có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn hệ sinh thái rừng.

Đây là loài thực vật cổ độc nhất chỉ có ở Việt Nam và nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Thông hai lá dẹt có tên khoa học là Ducampopinus Krempfii, thuộc họ thông (Pinaceae). Thông hai lá dẹt được nhà thực vật học người Đức M.Krempfii phát hiện vào cuối thế kỷ 19 ở Lâm Đồng. Sự việc này đã gây chấn động giới khoa học trong và ngoài nước tại thời điểm bấy giờ.

Đây là loài thông cổ là cây thân gỗ với đặc trưng có hai lá dẹt hình lưỡi liềm. Cây có chiều cao khoảng 35m và mọc ở độ cao đến 2.000m so với mực nước biển. Tốc độ sinh trưởng của cây chậm, chỉ đạt khoảng 1mm/năm. Gỗ của cây thông hai lá dẹt mềm, ít nhựa, có màu từ trắng đến vàng nhạt.

Loài cây này là loài đặc hữu của Việt Nam. Với nguồn gen quý hiếm, thông hai lá dẹt có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn hệ sinh thái rừng.

Loài cây độc nhất chỉ có ở Việt Nam: Khi phát hiện khiến cả thế giới kinh ngạc, cần khẩn cấp bảo tồn
Thông hai lá dẹt là loài cây độc nhất chỉ có ở Việt Nam - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, hiện nay, do khai thác rừng bừa bãi, biến đổi khí hậu,... đã khiến một số cây thông hai lá dẹt bị mất môi trường sinh sống tối ưu, bị chết trụi, chết già,... Trong Sách đỏ Việt Nam, thông hai lá dẹt được xếp vào cấp 5 – sẽ nguy cấp (có thể bị đe dọa tuyệt chủng).

Ở Việt Nam, thông hai lá dẹt chủ yếu tập trung tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng với đa dạng về tuổi đời từ 500-1.000 năm tuổi, thậm chí có cá thể hơn 1.100 năm tuổi. Đây là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng nhất nước ta. Nơi đây cũng đang nỗ lực bảo vệ và nhân giống loài cây quý hiếm này của Việt Nam.

Chia sẻ với Báo Thanh Niên, PGS – TS Nguyễn Hoàng Nghĩa cho biết, đây là loài cây có giá trị cao về phương diện khoa học, đang đứng trước nguy cơ đe dọa bởi rừng tự nhiên bị suy thoái.

Ông cho biết thêm, các quần thể thông hai lá dẹt hiện có kích thước nhỏ với số lượng cá thể trưởng thành thấp (dưới 100 cây/quần thể), phân bổ rải rác và bị chia cắt bởi địa hình núi cao. Vì vậy, đa dạng di truyền của một số quần thể là thấp.

Về phương pháp bảo tồn, ông Nghĩa cho rằng, biện pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn loài cây này là bảo tồn tại chỗ (in situ). Như vậy sẽ duy trì hệ sinh thái phù hợp với điều kiện sống hiện tại của loài.

Bên cạnh đó, ông Nghĩa chia sẻ thêm, việc bảo tồn chuyển chỗ (ex situ) cũng có vai trò quan trọng bởi những khó khăn về tái sinh tự nhiên trong rừng già nguyên sinh. Ngoài ra, để việc bảo tồn loài cây quý hiếm này đạt hiệu quả cao, cần tiến hành các nghiên cứu cơ bản về di truyền học cho toàn bộ các khu phân bố để xác định chính xác khu vực cần quy hoạch cho bảo tồn loài cây này.

>>Loài cây quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ duy nhất Việt Nam có nhưng số lượng còn rất ít cần khẩn cấp bảo tồn

Việt Nam chi hơn 100 triệu USD nhập khẩu loại quả nguồn gốc đa số từ Trung Quốc, mức giá tại chợ đầu mối rẻ ngỡ ngàng

Hàng loạt nông sản xuất khẩu lập kỷ lục mới, một loại quả bùng nổ giúp Việt Nam bỏ túi hàng tỷ USD

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/loai-cay-doc-nhat-chi-co-o-viet-nam-khi-phat-hien-khien-ca-the-gioi-kinh-ngac-can-khan-cap-bao-ton-258934.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Loài cây độc nhất chỉ có ở Việt Nam: Khi phát hiện khiến cả thế giới kinh ngạc, cần khẩn cấp bảo tồn
    POWERED BY ONECMS & INTECH