Credit Suisse đang trở thành một chủ đề bàn tán xôn xao của các nhà đầu tư trên các diễn đàn mạng xã hội.
Credit Suisse Group AG đang đương đầu với áp lực gia tăng liên quan đến sức khoẻ tài chính, sau khi giá những trái phiếu có độ rủi ro cao nhất và chi phí bảo hiểm vỡ nợ của ngân hàng này tăng mạnh.
Theo tờ Wall Street Journal, các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích đang kêu gọi nhà băng khổng lồ của Thuỵ Sỹ hành động nhanh chóng hơn trong vấn đề cắt giảm chi phí và huy động thêm vốn mới để trấn an thị trường.
Young Jin Yee – Phó Giám đốc phụ trách bộ phận quản lý tài sản cho người giàu tại châu Á của Credit Suisse – vừa rời đi sau 20 năm gắn bó. Theo nguồn tin từ Bloomberg, bà Young Jin Yee đã nộp đơn từ chức trong tuần trước và có thể đầu quân cho công ty khác.
Từ vị thế là ngân hàng lớn thứ hai ở Thụy Sỹ và là một trong những nhà băng hàng đầu thế giới, nay Credit Suisse chìm sâu trong khủng hoảng, với giá cổ phiếu rớt mạnh hơn 50% trong năm 2022. Nhiều nhân viên tài năng đã rời đi giữa khủng hoảng.
Theo nguồn tin từ Bloomberg, sẽ có thêm 5 nhân viên trong mảng ngân hàng tư nhân rời chi nhánh Credit Suisse ở Hồng Kông. Trước đó, một trong những nhân sự quan trọng là Jens Welter đã chuyển sang Citigroup sau hơn 27 năm gắn bó.
Ông Welter trước đó là trưởng bộ phận ngân hàng toàn cầu của Citigroup. Ngoài ra, Daniel McCarthy, trưởng bộ phận sản phẩm tín dụng toàn cầu, cũng “chia tay” Credit Suisse.
Trong ngày 03/10, cổ phiếu Credit Suisse giảm 12% xuống thấp kỷ lục, sau nhiều lời đồn đại về sức khỏe tài chính của ngân hàng Thụy Sỹ này. Sau đó, cổ phiếu này đã hồi phục trở lại trong phiên 04/10.
Credit Suisse dự kiến công bố kế hoạch tái cấu trúc vào ngày 27/10, trong đó có thể bao gồm giảm quy mô của mảng ngân hàng đầu tư.
Cuộc đại khủng hoảng 2008 lặp lại, Deutsche Bank và Credit Suisse đứng trước ngưỡng cửa "địa ngục"?
UBS lỗ đậm sau thương vụ thâu tóm Credit Suisse
Ngân hàng Thụy Sỹ đưa ra chiến lược ngăn chặn các đợt rút tiền hàng loạt