Lừa đảo trực tuyến: Ngân hàng vạch mặt những thủ đoạn mới, tinh vi
Các ngân hàng tiếp tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới liên quan đến thẻ tín dụng và phần mềm giả mạo để chiếm đoạt thông tin người dùng.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa tiếp tục cảnh báo các hình thức lừa đảo liên quan tới thẻ tín dụng. Theo đó, ngân hàng vừa có khuyến cáo khách hàng cảnh giác với chiêu thức giả mạo ngân hàng lừa quét mã QR nhằm chiếm đoạt tài sản khách hàng.
Theo VPBank, gần đây, bên cạnh hình thức gửi link đăng nhập website giả mạo để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài khoản đăng nhập (username/password) ngân hàng điện tử hoặc thu thập các thông tin liên quan tới thẻ tín dụng, kẻ gian vừa phát triển thêm phương thức gửi QR code qua mạng xã hội (Zalo, Facebook, Viber…)… để nâng cấp mức độ tinh vi hòng chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Cụ thể, đối tượng mạo danh là nhân viên ngân hàng, gọi điện từ số máy bàn có dãy số gần giống với số tổng đài của ngân hàng mời chào khách hàng nâng hạn mức thẻ tín dụng hoặc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng hoặc một số dịch vụ tài chính khác. Tiếp đến, kẻ gian sẽ gửi và yêu cầu khách hàng quét mã QR Code.
Sau khi khách hàng quét mã QR Code, kẻ gian sẽ gửi tới khách hàng sẽ được chuyển đến đường link website giả mạo. Yêu cầu khách hàng nhập các thông tin như: Họ và tên, CMT/CCCD, chụp ảnh CMT, CCCD 2 mặt, số thẻ, mã bí mật CVV, ngày hết hạn thẻ và OTP gửi về số điện thoại khách hàng, thông tin đăng nhập user và password tài khoản ngân hàng….
Ngay sau khi khách hàng cung cấp thông tin, đối tượng lừa đảo sẽ chiếm được quyền sử dụng tài khoản internet banking hoặc thẻ tín dụng và thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền.
Không chỉ riêng VPBank, một số ngân hàng khác và cơ quan công an nhiều địa phương cũng từng lên tiếng cảnh báo chiêu thức giả mạo ngân hàng lừa quét mã QR. Trong vài năm gần đây, dưới "cú hích" COVID-19, hình thức thanh toán qua mã QR cũng đã trở nên phổ biến khắp mọi nơi.
VPBank cảnh báo |
VPBank (VPB) báo lãi tăng trưởng 67%, đạt hơn 13.800 tỷ đồng
Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị MUA, kỳ vọng tăng 34%