Theo MBS, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có ý nghĩa lớn trong việc quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, minh bạch và tiệm cận với các quy định quốc tế.
Ngày 18/1, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, ngoại trừ một số điều khoản sẽ có hiệu lực từ 1/1/2025.
Theo đó, luật có một số bổ sung, thay đổi về quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản, việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm.
Đánh giá về sự ảnh hưởng của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đến các ngân hàng niêm yết, Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) cho rằng, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có ý nghĩa lớn trong việc quản lý và điều hành hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, minh bạch và tiệm cận với các quy định quốc tế.
Ảnh minh họa |
Thứ nhất, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) quy định nhân viên của các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gắn các sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Theo MBS, quy định này sẽ khiến hoạt động bancassurance (bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng) được quản lý chặt chẽ hơn, khiến tốc độ tăng trưởng thu nhập từ bảo hiểm của các ngân hàng chậm lại so với giai đoạn 2019-2021.
Các chuyên viên phân tích cho rằng, nhóm các ngân hàng TMCP có tỷ trọng thu nhập bảo hiểm cao trong tổng thu nhập ngoài lãi cao như VIB, ACB… sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.
>> Chính thức cấm ngân hàng ép mua bảo hiểm khi cho vay
Thứ hai, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng có quy định TCTD được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tài sản đảm bảo là dự án bất động sản để thu hồi nợ.
Đánh giá về quy định xử lý tài sản đảm bảo, MBS cho rằng các ngân hàng sẽ có thêm phương án xử lý các dự án lớn với một phần nhỏ trong đó bị vướng pháp lý.
Từ đó, dòng tiền của các doanh nghiệp bất động sản có thể được khơi thông và giảm nợ xấu cho các ngân hàng, đặc biệt nhóm nhà băng niêm yết có tỷ lệ cho vay bất động sản cao.
Thứ ba, Luật mới bổ sung thêm quy định các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ của TCTD phải cung cấp thông tin. Đồng thời các TCTD phải thực hiện công bố công khai mình bạch thông tin của các cổ đông này.
Giới hạn tỷ lệ sở hữu cho cổ đông là tổ chức giảm từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%. Cổ đông lớn và người có liên quan xuống còn 5% vốn điều lệ của TCTD. Đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ không áp dụng các quy định như trên mà sẽ theo phê duyệt của Chính phủ.
Theo MBS, quy định này sẽ giúp hạn chế tình trạng sở hữu chéo và giúp nhận biết các rủi ro lớn từ các doanh nghiệp sân sau như trường hợp của SCB và Vạn Thịnh Phát. Theo thống kê của MBS, hiện tại có 7 ngân hàng niêm yết có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ (đã loại trừ các TCTD đã có cổ đông chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài).
>> Chính thức công bố lộ trình siết tỷ lệ cấp tín dụng với khách hàng lớn
Chính thức công bố lộ trình siết tỷ lệ cấp tín dụng với khách hàng lớn
Soi nợ tín dụng hàng chục nghìn tỷ đồng của các 'ông lớn' bất động sản NVL, PDR, DIG, DXG