Liên tục dồn lực mở rộng quy mô, số lượng cửa hàng FPT Long Châu của FPT Retail (FRT) chính thức cán mốc 1.600.
FPT Long Châu, thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã: FRT), vừa chính thức thông báo đạt mốc 1.600 nhà thuốc vào tháng 12/2023, trở thành chuỗi bán lẻ dược phẩm lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, trong khi FPT Long Châu mở rộng mạnh mẽ, FPT Retail đang đối mặt với những thách thức tài chính đáng kể.
Đây là con số khá ấn tượng, hiện thực hóa được kế hoạch phát triển chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu đã được Chủ tịch HĐQT FPT Retail – Nguyễn Bạch Điệp khẳng định vào đầu năm 2023. Đó là việc, năm 2023 doanh nghiệp sẽ dồn lực cho chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu, với mục tiêu sẽ mở mới thêm 400 cửa hàng, nâng số cửa hàng toàn chuỗi lên 1.400 đến 1.500.
Theo đó, một “viễn cảnh” khá tươi sáng được thông tin khi theo kế hoạch 2023, FPT Retail kỳ vọng chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu sẽ đem về 14.000 tỷ đồng. Việc liên tục dồn lực đẩy số lượng cửa hàng Long Châu vượt mặt An Khang và Pharmacity thực tế lại chưa đem về cho FPT Retail những kết quả như kỳ vọng.
Lỗ 2 quý liên tiếp, nợ phải trả gấp 5,5 lần vốn chủ sở hữu
Trong quý III/2023, FPT Retail ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với doanh thu thuần tăng 6,8% so với cùng kỳ, đạt mức 8.236 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình tài chính của công ty trở nên lo lắng khi doanh thu tài chính giảm quá một nửa, chỉ còn 21,3 tỷ đồng, đồng thời chi phí hoạt động tăng đột ngột lên gần 1.400 tỷ đồng. Điều này dẫn đến lợi nhuận thuần giảm 98,6%, chỉ còn 1,4 tỷ đồng.
Trong quý III/2023, FPT Retail ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với doanh thu thuần tăng 6,8% so với cùng kỳ, đạt mức 8.236 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình tài chính của công ty trở nên lo lắng khi doanh thu tài chính giảm quá một nửa, chỉ còn 21,3 tỷ đồng, đồng thời chi phí hoạt động tăng đột ngột lên gần 1.400 tỷ đồng. Điều này dẫn đến lợi nhuận thuần giảm 98,6%, chỉ còn 1,4 tỷ đồng.
Kết quả là FPT Retail ghi nhận lỗ ròng 13 tỷ trong khi cùng kỳ vẫn lãi 85,3 tỷ đồng. Lỗ sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ, đạt mức 21,1 tỷ đồng. Đây đã là quý lỗ thứ 2 liên tiếp của FRT, sau mức lỗ kỷ lục 215 tỷ đồng trong quý II. Trước đó, trong quý đầu năm, doanh nghiệp này cũng chỉ ghi nhận lãi ròng hơn 2 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, FPT Retail ghi nhận doanh thu đạt 23.160 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng cao, khiến công ty chuyển từ mức lãi hơn 300 tỷ cùng kỳ sang lỗ ròng gần 226 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
Với mục tiêu đặt ra cho năm 2023 là doanh thu hợp nhất đạt 34.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 192 tỷ đồng, FPT Retail đang đối mặt với thách thức để đạt được kế hoạch này. Với kết quả đạt được sau 3/4 chặng đường, doanh nghiệp này vẫn còn cách rất xa mục tiêu có lãi và có nhiều khả năng sẽ vỡ kế hoạch 2023 nếu không có đột biến tích cực trong quý IV.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của FPT Retail đạt 11.720 tỷ đồng, tăng hơn 1.200 tỷ so với đầu năm. Trong đó, hơn 62% là hàng tồn kho, có giá trị cuối kỳ gần 7.300 tỷ đồng. Lượng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn giảm khoảng 300 tỷ đồng so với đầu năm, ở mức 1.580 tỷ đồng.
Nợ phải trả của doanh nghiệp này tại cuối quý III đã tăng gần 600 tỷ so với đầu năm, đạt 9.900 tỷ đồng, gấp 5,5 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ vay tài chính ngắn hạn chiếm đến 57%, với số dư cuối kỳ là 5.650 tỷ đồng, tăng gần 300 tỷ so với đầu năm.
Đáng chú ý, dù báo lỗ trong quý II và quý III năm 2023, trên thị trường, FRT vẫn tăng trưởng lần lượt 35% và 25% về thị giá cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu FRT |
Cổ phiếu của FRT trong phiên sáng ngày 13/12 đang được giao dịch quanh mốc 101.000 đồng/cp; giảm 3,6% so với đỉnh mới xác lập vào ngày 9/11 vừa qua.
>> FPT Retail (FRT) bước chân vào sân chơi viễn thông, quyết chia lại thị phần với 4 nhà mạng lớn