Lý do khiến người đàn ông không bị phạt dù có nồng độ cồn cao khi lái xe
BỈ - Người đàn ông 40 tuổi đã được chứng minh không uống rượu bia trước khi lái xe dù nồng độ cồn ở mức cao.
Theo The Sun, người đàn ông Bỉ mắc hội chứng tự sinh rượu (ABS), một tình trạng trao đổi chất hiếm gặp khiến carbohydrate trong ruột lên men. Điều này dẫn đến nồng độ cồn trong máu cao và có thể khiến người bệnh bị say.
Hiện tại, chỉ có khoảng 20 người trên toàn cầu được chính thức ghi nhận mắc hội chứng ABS. Tuy nhiên, luật sư Anse Ghesquiere của người đàn ông trên cho biết các nhà khoa học tin rằng số trường hợp mắc ABS trên thế giới chưa được thống kê đầy đủ.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Stony Brook ở New York (Mỹ) cho rằng những người mắc hội chứng ABS thường có chế độ ăn nhiều đường và tinh bột. ABS có nguy cơ phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì và bệnh Crohn nhưng cũng có thể xảy ra với bất kỳ ai.
Tình trạng này cũng dễ gây ra một loạt tác dụng phụ nguy hiểm bao gồm tổn thương gan.
Các nhà khoa học không chắc chắn về nguyên nhân gây ra hội chứng ABS nhưng tin rằng có liên quan đến một số chủng vi khuẩn và nấm men được tìm thấy trong ruột.
Luật sư Ghesquiere cho biết khách hàng của mình đã đưa ra bằng chứng mắc hội chứng ABS với sự khẳng định của 3 bác sĩ. Tòa án ghi nhận các tình tiết đó là bằng chứng để tuyên bố người đàn ông trắng án.
Vào tháng 4/2022, người trên bị cảnh sát chặn lại khi đang lái xe, máy đo nồng độ cồn ghi nhận kết quả 0,91mg/lít khí thở. Một tháng sau đó, anh lại bị dừng xe và nồng độ cồn lúc này là 0,71mg/lít. Giới hạn nồng độ cồn trong hơi thở ở Bỉ là 0,22mg cồn/lít.
Năm 2019, người đàn ông từng bị phạt tiền và treo giấy phép lái xe dù khẳng định mình không hề uống rượu bia.
Anh dường như không hề biết mình mắc hội chứng ABS trước vụ việc mới đây.
Luật sư Ghesquiere cho biết bà và thân chủ của mình đang chờ thông báo chính thức về việc trắng án. Trong thời gian này, người đàn ông đang áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate để tránh dạ dày sản xuất nhiều rượu hơn.
Hội chứng tự sinh rượu xảy ra khi hệ vi sinh vật đường ruột lên men tinh bột và đường thành rượu. Tiến sĩ Rohit Loomba, Đại học California (Mỹ), giải thích: “Đây là một hội chứng hiếm gặp. Một số vi khuẩn, đặc biệt trong đường tiêu hóa, có thể chuyển hóa thức ăn thành ethanol đi qua biểu mô ruột vào trong máu”.
Một lượng nhỏ ethanol trong máu gây bệnh cho gan và các cơ quan khác. Một số bệnh nhân tình cờ phát hiện mắc hội chứng sau khi nhận chẩn đoán bệnh gan.
Bên cạnh cảm giác say, ABS có thể gây nôn mửa, ợ hơi, mệt mỏi mạn tính, chóng mặt, mất khả năng phối hợp, mất phương hướng, đau bụng, nôn nao, triệu chứng ruột kích thích
Phát hiện loại đồ uống giá rẻ giúp giải rượu, giảm nồng độ cồn hiệu quả
Ngủ sau khi uống rượu có giảm nồng độ cồn không?
Phát hiện loại đồ uống giá rẻ giúp giải rượu, giảm nồng độ cồn hiệu quả