Morgan Stanley: Kinh tế Mỹ có thể 'hạ cánh cứng', thị trường chứng khoán sẽ sụt 10%
Mike Wilson, CIO của Morgan Stanley, cho biết thị trường việc làm suy yếu có thể khiến cổ phiếu điều chỉnh 10%.
Theo BI, thị trường việc làm có thể thúc đẩy hoặc phá vỡ cổ phiếu, với bất kỳ sự suy yếu đột ngột nào cũng có thể gây ra sự điều chỉnh lớn, CIO Mike Wilson của Morgan Stanley cho hay.
Chuyên gia này nhận định, nếu số lượng gia nhập lực lượng lao động mới bắt đầu giảm, điều đó sẽ loại bỏ triển vọng hạ cánh mềm và có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Trong bối cảnh đà tăng của thị trường chứng khoán hiện tại phụ thuộc vào kỳ vọng về một nền kinh tế lý tưởng, điều này sẽ đủ để khiến cổ phiếu giảm 10%.
Ông cho biết sự chậm lại sẽ trở nên rõ ràng nếu số lượng việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ giảm xuống dưới 100.000 việc làm hoặc nếu tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trên 4,3%.
CIO Mike Wilson của Morgan Stanley. Ảnh: Fortune |
Dù vậy, ít nhất một trong hai con số này vẫn còn rất xa so với ngưỡng của ông Wilson, vào tháng 5 vừa qua, bảng lương phi nông nghiệp đã tăng vọt vượt qua ước tính lên 272.000.
Tuy nhiên, nhìn rộng hơn, các vết nứt đang bắt đầu xuất hiện, tỷ lệ thất nghiệp cuối cùng đã vượt mức 4% trong cùng tháng đó, trong khi các xu hướng tuyển dụng tiềm ẩn lại cho thấy những tín hiệu trái chiều.
Ông Wilson cho biết trong một lưu ý gần đây rằng điều đó quan trọng đối với các nhà đầu tư chứng khoán khi thị trường đang ngày càng thiên về quỹ đạo tăng trưởng hơn là hướng đến lạm phát và lãi suất.
Vì lý do này, mức cao hiện tại của thị trường là hợp lý, ông nói, khi các nhà đầu tư chú ý đến các giao dịch tăng trưởng chất lượng.
"Câu hỏi đặt ra là, liệu tỷ lệ giá trên lợi nhuận của những cổ phiếu đó hiện có quá cao không? Tôi nghĩ nếu chúng ta có một kịch bản hạ cánh mềm hoàn hảo và rõ ràng thì mọi chuyện vẫn ổn", ông nói. "Nhưng nếu có bất kỳ sự bất thường nào so với kịch bản đó, thì đó sẽ trở thành một vấn đề”.
CIO Morgan Stanley chỉ ra có ba rủi ro chính tiềm ẩn có thể gây ra bất ổn, lưu ý rằng tốc tăng trưởng chậm lại là có khả năng xảy ra cao nhất. Hai mối đe dọa khác là lạm phát tăng vọt trở lại và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đột biến. Lợi suất trái phiếu sẽ tăng nếu các nhà đầu tư lo ngại về về nợ liên bang.
Ông Wilson lưu ý rằng rủi ro tăng trưởng lao động chậm lại không phải là điều sẽ xảy ra ngay hôm nay nhưng có thể trở thành mối nguy hiểm trong quý III hoặc quý IV/2024. Ông cho biết, một khi điều đó xảy ra, không chỉ các cổ phiếu công nghệ hàng đầu bị ảnh hưởng mà còn nhiều hơn thế.
Theo Business Insider
>> Thiên tài bán khống trong ‘The Big Short’ khẳng định kinh tế Mỹ còn lâu mới suy thoái