Thị trường

Một mặt hàng thiết yếu nhập khẩu từ Mỹ tăng 64% nhưng Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam

Tịnh Nghi 16/02/2025 - 19:09

Khảo sát thị trường cho thấy mặt hàng nhập từ Mỹ và Trung Quốc giảm 20-30% so với năm 2023.

Năm 2024, Việt Nam đã chi hơn 2,4 tỷ USD nhập khẩu rau quả, tăng 24% so với năm trước, trong đó Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường cung ứng lớn nhất.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, tăng 25% so với năm 2023. Mỹ đứng thứ hai với 544 triệu USD, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất trong 16 thị trường xuất khẩu rau quả vào Việt Nam, đạt 64%. Tổng giá trị nhập khẩu từ hai thị trường này vượt 1,5 tỷ USD trong năm qua.

Xếp thứ ba là Australia với kim ngạch 151 triệu USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ. Trong khi đó, nhập khẩu từ Hàn Quốc, Ấn Độ và New Zealand lại giảm 12-17% so với năm 2023, lần lượt đạt 56 triệu USD, 57 triệu USD và 105 triệu USD.

Các mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất là táo, nho, hạt dẻ cười và hạnh nhân. Táo và nho có nhiều loại, phù hợp với cả phân khúc bình dân lẫn cao cấp. Đặc biệt, năm 2024 chứng kiến sự xuất hiện của nhiều loại trái cây Trung Quốc tại các siêu thị Việt Nam.

Một mặt hàng thiết yếu nhập khẩu từ Mỹ tăng 64% nhưng Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam
Các mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất là táo, nho, hạt dẻ cười và hạnh nhân. Ảnh minh họa

>> 3 loại rau rẻ tiền người Việt 'chê' lại được săn lùng như 'siêu thực phẩm' ở Mỹ

Theo các doanh nghiệp, mức tăng trưởng nhập khẩu rau quả từ Mỹ và Trung Quốc có sự hỗ trợ từ các hiệp định thương mại như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, giúp giảm thuế và rào cản kỹ thuật. Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng chất lượng và giá cả hợp lý của nông sản từ hai quốc gia này là yếu tố chính thúc đẩy nhập khẩu.

Trung Quốc thời gian qua cũng đẩy mạnh trồng các loại nông sản cao cấp có nguồn gốc từ Nhật Bản, Hàn Quốc với giá chỉ bằng một phần tư so với hàng nhập khẩu từ các nước khác, giúp cạnh tranh tốt tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, táo Mỹ có mức giá cạnh tranh hơn so với sản phẩm từ New Zealand, Australia, khiến nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh.

Khảo sát thị trường cho thấy giá trái cây nhập từ Mỹ và Trung Quốc giảm 20-30% so với năm 2023. Hiện, giá nho dao động từ 80.000-200.000 đồng/kg, trong khi táo có giá từ 49.000-150.000 đồng/kg, giúp mặt hàng này dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng Việt.

>> 'Trái cây hạnh phúc' của Việt Nam vượt Philippines, vươn lên vị trí số 1 chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc

Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành thị trường lớn nhất tiêu thụ một mặt hàng tỷ đô của Việt Nam

Nông sản Việt Nam liên tục bị EU cảnh báo: Thêm 3 lô thanh long có dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng bị trả về

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/mot-mat-hang-thiet-yeu-nhap-khau-tu-my-tang-64-nhung-trung-quoc-van-la-nha-cung-cap-lon-nhat-cua-viet-nam-276704.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một mặt hàng thiết yếu nhập khẩu từ Mỹ tăng 64% nhưng Trung Quốc vẫn là nhà cung cấp lớn nhất của Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH