Xã hội

Một tỉnh miền Trung đầu tư tiền tỷ khai thác tiềm năng quần thể chè tiến vua 500 tuổi

Dương Uyển Nhi 10/07/2024 06:33

Quần thể chè cổ thụ này hiện có khoảng 6.000 cây, mọc ở độ cao 900m so với mực nước biển, nhiều cây cao tới 9m và có đường kính thân cây đạt 30-40cm.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định cho biết, UBND Bình Định sẽ xây dựng nhà máy sản xuất trà tiến vua tại xã An Toàn, huyện An Lão với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ đồng.

Theo UBND huyện An Lão (Bình Định), hiện nay trên địa bàn xã An Toàn có hơn 6.000 cây chè tiến vua, mọc ở độ cao 900m so với mực nước biển. Quần thể chè này phân bố rải rác trong khu rừng đặc dụng An Toàn và khu vực lân cận. Trong đó, 906 cây chè cổ thụ do Ban quản lý rừng đặc dụng An Toàn quản lý và 5.211 cây chè khác nằm ở nương rẫy của người dân. Đặc biệt, nhiều cây chè cổ thụ có tuổi đời trên 500 năm, cao tới 9m và có đường kính thân cây đạt 30-40cm.

Xã An Toàn, huyện An Lão hiện đang có hơn 6.000 cây chè tiến vua, mọc ở độ cao 900m so với mực nước biển (Ảnh: Vietnamnet)

Xã An Toàn, huyện An Lão hiện đang có hơn 6.000 cây chè tiến vua, mọc ở độ cao 900m so với mực nước biển (Ảnh: Vietnamnet)

Trả lời Báo Dân trí, ông Đỗ Tùng Lâm, Quyền Chủ tịch UBND huyện An Lão, cho biết chè tiến vua là sản phẩm đặc trưng của địa phương. Trong những năm qua, huyện đã triển khai nhiều hoạt động để bảo tồn và phát triển vùng chè quý này.

Năm 2019, huyện An Lão đã hoàn tất thủ tục đăng ký nhãn hiệu và được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Chè tiến vua An Toàn - An Lão". Sản phẩm này cũng được xếp hạng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) của địa phương.

Nhiều cây chè cổ thụ có tuổi đời trên 500 năm, cao tới 9m và có đường kính thân cây đạt 30-40cm (Ảnh: Bình Định)

Nhiều cây chè cổ thụ có tuổi đời trên 500 năm, cao tới 9m và có đường kính thân cây đạt 30-40cm (Ảnh: Bình Định)

Việc xây dựng nhà máy sản xuất trà tiến vua An Lão được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ông Đỗ Tùng Lâm, Quyền Chủ tịch UBND huyện An Lão, từ cuối năm 2023, UBND huyện đã phối hợp với Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Q-LINK để tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hái chè cho người dân địa phương. Dự kiến trong giai đoạn đầu, công ty sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan và người dân khai thác khoảng 300 cây chè để thí điểm sản xuất.

Sản phẩm

Sản phẩm "Chè tiến vua An Toàn - An Lão" cũng được xếp hạng sản phẩm OCOP (Ảnh: Vietnamnet)

Vùng chè tiến vua ở An Toàn có nhiều lợi thế để phát triển. Nơi đây có độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, với nhiều đồi núi, thác đá, dòng suối, rừng nguyên sinh. Dân cư của xã chủ yếu là người dân tộc Kinh, Hre và Ba na, có kinh nghiệm lâu đời trong việc trồng và chăm sóc chè. Ngoài ra, An Toàn còn được xem là nơi có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng vì khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên đẹp.

Việc phát triển vùng chè tiến vua hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện An Lão (Ảnh: Vietnamnet)

Việc phát triển vùng chè tiến vua hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện An Lão (Ảnh: Vietnamnet)

Việc phát triển vùng chè tiến vua hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện An Lão.

>> ‘Hòn non bộ’ niên đại 10.000 năm giữa lòng tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, được công nhận là Di tích cấp Quốc gia

Công viên nước lớn nhất miền Bắc ở thành phố nhỏ nhất Việt Nam thu 10 tỷ đồng sau 1 tuần mở cửa

Bãi biển hoang sơ lọt top đẹp nhất hành tinh nằm ngay tại thành phố đáng sống nhất nước

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/mot-tinh-mien-trung-dau-tu-tien-ty-khai-thac-tiem-nang-quan-the-che-tien-vua-500-tuoi-d127281.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Một tỉnh miền Trung đầu tư tiền tỷ khai thác tiềm năng quần thể chè tiến vua 500 tuổi
    POWERED BY ONECMS & INTECH