Mỹ phá hỏng liên minh tiềm năng với Ấn Độ vì Nga?
Việc Mỹ không tăng cường quan hệ với Ấn Độ cũng một phần chủ yếu là do nước này từ chối từ bỏ mối quan hệ đối tác lâu dài với Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. |
Theo chuyên gia phân tích địa chính trị Brandon Weichert, Mỹ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng hiện hữu trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Để ứng phó với thách thức từ Bắc Kinh, Washington cần tìm các đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Ấn Độ. Nước này có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc và hai cường quốc chưa có mối quan hệ tốt đẹp kể từ Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962.
Do đó, Ấn Độ được coi là một đồng minh không thể thiếu trong mạng lưới liên minh rộng lớn hơn của Mỹ. Thật vậy, dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã tăng cường hợp tác hơn với Ấn Độ. Tuy nhiên, đến thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden, Mỹ đã thận trọng hơn rất nhiều trong các giao dịch với Ấn Độ.
Chuyên gia Weichert cho rằng, những sai lầm trong 4 năm qua đã khiến Ấn Độ xa lánh và làm chậm sự gắn kết trong quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn. Ngày nay, Ấn Độ đã thực hiện các biện pháp giữ khoảng cách với Mỹ để phản ứng với chính quyền Biden. Việc hạn chế quan hệ với Ấn Độ cũng một phần chủ yếu là do nước này từ chối từ bỏ mối quan hệ đối tác lâu dài với Nga.
Kể từ đầu Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga. Ngay sau khi Anh rút khỏi Ấn Độ và công nhận nền độc lập của nước này, giới tinh hoa Ấn Độ đã kết luận rằng với tư cách là một cường quốc bậc trung, Ấn Độ phải cân bằng mối quan hệ với các cường quốc.
Do đó, Ấn Độ sẽ không để mình hoàn toàn phụ thuộc hoặc liên minh với bất kỳ quốc gia nào - đặc biệt là một quốc gia từ phương Tây, vốn từng đô hộ và cai trị Ấn Độ quá lâu.
Như vậy, quan điểm cho rằng Ấn Độ sẽ đơn giản tách khỏi Nga là vô lý. Rõ ràng, kỳ vọng của chính quyền Biden rằng Ấn Độ sẽ cắt đứt quan hệ với Nga vì một vấn đề, chẳng hạn như xung đột ở Ukraine, là không thực tế. Các đối tác không từ bỏ lợi ích quốc gia của mình chỉ vì một cường quốc lớn hơn kêu gọi làm như vậy. Sau nhiều thế kỷ là thuộc địa của đế quốc Anh cũ, chính phủ Ấn Độ sẽ không bao giờ để mình bị coi là "chư hầu" của bất kỳ thế lực nước ngoài nào.
Trên thực tế, Ấn Độ đã giúp Nga lách các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các nước phương Tây khác áp đặt với Moskva khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Rõ ràng là Ấn Độ không quan tâm nhiều đến các vấn đề của châu Âu mà chỉ đặc biệt lưu ý đến việc kiềm chế Trung Quốc, chứ không phải Nga.
Vai trò của Ấn Độ với tư cách là chủ thể quyền lực nhất ở Ấn Độ Dương khiến nước này trở thành chìa khóa để ngăn chặn bước tiến dài của Trung Quốc qua Biển Đông và vào Ấn Độ Dương. Nhưng có lẽ họ không thể tự mình làm được việc đó. Mỹ cần hợp tác với Ấn Độ về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay, Mỹ vẫn từ chối thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ vì liên quan đến Nga.
Quan chức Nga tố Mỹ áp đặt nghĩa vụ kinh tế với các đối tác NATO
Quan chức Nga tố Mỹ áp đặt nghĩa vụ kinh tế với các đối tác NATO
Láng giềng Việt Nam được dự báo sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào năm 2035